Qua tìm hiểu, trung tâm gia sư Minh Trí Biên Hòa xin chia sẻ về chủ đề “động lực” trong học tập. Theo cách phân chia của những nhà khoa học nghiên cứu hành vi của con người, thì động lực được chia làm hai loại: động lực bên ngoài và động lực bên trong.
Chúng ta đang bàn trong khía cạnh học tập cho nên những động lực bên ngoài của nó chắc chắn sẽ là những con điểm treo thưởng, chuyến đi chơi, hay một bữa mời đi ăn và đại loại thế. giáo viên hay đặt ra nhiều phần thưởng cao cho học sinh mỗi khi họ giải quyết tốt bài học. Nhưng cố nhiên, cái động lực bên ngoài này chỉ có tác dụng khi những vấn đề cần giải quyết đó nằm trọng phạm trù của kinh nghiệm, thao tác quen, hoặc đã được lập trình sẵn bằng công nghệ chỉ cần mình điều khiển. Tức là người học chỉ dành được phần thưởng khi mà họ đã thông thạo và làm nhanh hơn còn trong trường hợp cần tư duy, sáng tạo thì dù treo thưởng cao mấy cũng không sao giải quyết tốt. Nguyên nhân đó là do sự trật khớp ở khoa học và sự áp dụng.
Những nhà kinh tế học ở Mỹ đã chứng minh rằng, khi treo thưởng càng cao trong công việc bao nhiêu, thì nhân viên làm việc càng tệ bấy nhiêu, nhất là trong những dự án quan trọng, cần sự đột phá, ý tưởng mới, còn ngược lại những người chỉ được trả công thông thường thì lại làm tốt hơn, ý tưởng, chiêu bài hoạt động tỏ ra hiệu quả hơn. Có nghĩa là những phần thưởng vật chất hay nói cách đúng đắn ở trên là động lực bên ngoài đã làm hạn hẹp tầm tư duy, sáng tạo của ta lại. Điều đó chứng minh, động lực bên ngoài là là sự khích lệ tiêu cực, nó chỉ giúp ta thực hiện thao tác nhanh hơn cho một công việc có lập trình, có kinh nghiệm của ta thôi và nó sẽ giết chết sự tư duy, sáng tạo của ta.
Còn động lực bên trong? Đây là điều mà các trung tâm gia sư tại Biên Hòa cảm thấy rất tâm đắc muốn chia sẻ. Động lực bên trong đến từ ba yếu tố sau: sự tự chủ, sự tinh thông và mục đích (theo Daneil Pink-một nhà kinh tế người Mỹ)
-Sự tự chủ: chính là sự thôi thúc tự định hướng cuộc đời mình. Trong học tập, ta đã có sự thích thú khác nhau giữa các bộ môn. Có môn thích nhiều, có môn thích ít hơn, hoặc có môn không thích tí nào. Nó là cơ sở bắt đầu cho ta học để chọn nghề, học để tinh thông, làm chủ một lĩnh vực kiến thức nào đó trong cuộc sống. Sự tự chủ ở đây còn đến việc tự chủ động tìm tòi, nghiên cứu những cái khác ngoài chương trình học, không phải học là cứ chỉ bám sát khư khư lấy chương trình sách vở hằng ngày ta mang đến trường, ta có thể tự mở rộng ra làm giàu cho bản thân mình.
Sự tinh thông: khát khao để liên tục giỏi hơn trong việc gì đó ý nghĩa. Học tập là việc làm có ý nghĩa, giúp cho con người mình phát triển. Vậy sẽ thật là tuyệt vời khi mỗi ngày ta lại hiểu biết thêm nhiều, học hỏi được thêm nhiều.
Mục đích: niềm khao khát được làm việc ta làm để phục vụ thứ gì đó lớn hơn bản thân chúng ta. Ta học những gì mình thích, sử dụng kiến thức đó trong công việc, mang lại thành công. Đương nhiên nó đem đến lợi ích cho xã hội, gia đình.
Nói tóm lại, động lực bên trong chính là sự thúc đẩy cách tự nhiên để ta thực hiện trong học tập và nhiều hoạt động khác, đặc biệt trước những tình huống cần tư duy, sáng tạo nó sẽ phát huy tác dụng thay vì đặt ra một phần thưởng maang giá trị vật chất hữu hình.
Hotline: 0919.47.12.47 ( Thầy Lai)
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả