Ngày 20.11 hàng năm tại Việt Nam được chọn làm ngày hiến chương các nhà giáo, là ngày truyền thống và vinh danh các nhà làm công tác giáo dục. Là dịp để học sinh thể hiện lòng biết ơn của minh dành cho các thầy cô. Nhưng dường như 20.11 không còn nguyên vẹn trọng vẻ đẹp của nội dung biết ơn nữa,dần dần nó đang nghiêng về mặt hình thức và “cơ hội” quá nhiều. Chính nó cũng gây ra suy nghĩ xấu của người khác về người thầy, người cô.
Từ xưa đến nay, nhắc đến nghề giáo, thì gần như xã hội lúc nào cũng giành một sự kính trọng nhất định. Tuy nhiên với thời điểm hiện tại, tin chắc rằng độ kính trọng đã bị giảm xuống rất nhiều. Xét cho đến cùng, nó vẫn chỉ là một nghề mà đã là nghề thì mục đích là để kiếm sống. Cho nên đôi lúc, ở vài trường hợp nào đó ta vẫn thấy nghề giáo cũng mang vẻ tầm thường (dạy vì tiền). Có khá nhiều người hay nói “20.11 này mấy thầy cô tha hồ hốt bạc!”. Đó chính là một suy nghĩ hiển nhiên do tiêu cực của 20.11 gây ra, đến từ một số giáo viên có sự ham muốn vật chất mà khi không được đáp ứng ngay trong dịp mình được vinh danh thì người chịu thiệt thòi lại chính là những đứa trẻ và như vậy một số phụ huynh đến ngày này lại chạy sốt vó lên để đi đủ thầy này, đến nhà cô kia cốt làm sao con cái họ được lợi, và được giáo viên yêu mến.
20.11 không biết từ khi nào cũng trở thành một ngày lễ để đánh giá thi đua thầy cô và học sinh. Đó là phong trào! Nó tốt về mặt ý tưởng và mục đích nhưng trong đó này sinh ra một số tiêu cực mà thiết nghĩ nó không nên xuất hiện. Đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm, gần sát ngày 20.11 là họ gần như phải quán triệt lớp họ một cách gát gao, cố gắng giành hạng bằng bất cứ gì, nghiêm cấm học sinh rất khốc liệt, đơn giản chỉ một lượt vắng có phép vì bị bệnh hay lí do cá nhân quan trọng gì đó của học sinh là mất vài đểm thi đua thì ngay hôm sau cũng khó tránh khỏi vài lời khiển trách nhưng có lẽ cũng chỉ một vài cá nhân thầy cô như thế. 20.11 là dịp thi đua dạy tốt, đánh giá năng lực nhưng nghe đến đánh giá, xếp loại thì khó lòng mà không tồn tại tiêu cực ở trong ấy và chưa kể 20.11 có khi là là ngày để thể hiện cái tính quan liêu, cấp trên của cán bộ đứng đầu trường học. Bắt giáo viên phải hiện diện trong ngày lễ, bắt giáo viên phải ở lại dự tiệc cùng khách nếu không là trừ điểm thi đua. Thiết nghĩ phải thế nào thì người ta mới muốn ở lại chứ bị ép buộc và đe doạ đến rèn luyện thì dù ngay cả giáo viên lì lợm nhất cũng phải e dè, nhất là các trường công lập. Đó là về phía nội bộ giáo viên, còn đối với học sinh, các cuộc thi do nhà trường tổ chức như cắm hoa, báo tường, tập san,....với vài ba quy định rời rạc, không rõ ràng lại là dịp để vô số mánh khoé, gian lận xảy ra. Lớp nào, người nào, giáo viên chủ nhiệm nào cũng muốn mình đạt được thành tích nhất nhì nhưng vô hình chung lại tạo ra một tính luồn lách không nên có ở học sinh mà quên đi mục đích mình tham gia những phong trào đó là để làm gì. Có những năm để ý thấy những tập san chất đống bụi phủ đầy ở trong một góc của thư viện. Hết dịp là hết giá trị!! Có lẽ vậy.
Dù gì thế nào, thì 20.11 vẫn là ngày để vinh danh các nhà giáo, tiêu cực đúng là cái khó tránh khỏi. Hình thức dù có long trọng đến đâu, hoa dù có đẹp, có tươi đến mấy nhưng chỉ là cái đọc vinh danh hời hợt, chỉ là sự ép buộc ngượng ngùng hay là sự giả tạo nhằm chuộc lợi thì nó quá vô nghĩa. Hãy để 20.11 trong tâm tình đúng nghĩa của nó.
Hotline: 0919.47.12.47
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả