GIA SƯ MINH TRÍ CHIA SẺ BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG NHÀ DIỄN THUYẾT TÀI BA
Có bao giờ bạn quan tâm vì sao những vị tổng thống, những doanh nhân, những CEO, đại khái là những nhà lãnh đạo,..v..v.. khi đứng trước công chúng lại có thể diễn thuyết tài ba đến như vậy không? Bài viết này, gia sư bách khoa ở Biên Hoà xin bật mí những bí quyết của họ khi diễn thuyết.
* Khởi đầu, họ xuất hiện tự tin:
Vẻ tự tin là một trong những phần quan trọng của sự thuyết phục. Họ luôn nắm chắc vấn đề của mình trước khi nói để tăng khả năng thuyết phục cao. Họ luôn duy trì giọng nói trôi chảy và sôi nổi ngoài ra còn thường xuyên giao tiếp bằng ánh mắt và tiếng cười.
* Thứ hai, họ tăng cường giới thiệu bản thân:
Các diễn giả luôn tìm cách để tăng cường giới thiệu bản thân trong lúc mở đầu hay trong cả quá trình diễn thuyết. Chúng ta đừng nghĩ giới thiệu về bản thân là đơn thuần chỉ nói về tên, tuổi, nghề nghiệp, lí do đến với buổi diễn thuyết này, vấn đề mình muốn nói. Không đâu, giới thiệu về bản thân tức là nói tất cả mọi chuyện có dính dáng đến con người mình, mình được chứng kiến, mình được trải nghiệm, tất nhiên là cần giới hạn trong phạm vi có thể liên tưởng, kết nối đến vấn đề đang nói. Một hai câu chuyện thực tế của diễn giả có thể thu hút sự quan tâm của người nghé đến bài diễn thuyết của họ.
* Thứ ba, họ dùng ngôn ngữ hình thể mạnh:
Để làm tối đa hoá hiệu quả giao tiếp giữa người nói và người nghe, các diễn giả rất mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ hình thể, họ đi lại, đưa tay qua lại khi phân tích, trình bày, so sánh, nhíu lông mày để muốn châm biếm, hay tỏ ra thích thú với điều họ vừa nói, họ nhún vai lên khi kể về những điều dĩ nhiên, và còn nhiều cử chỉ nữa sẽ làm siinh động hoá điều mà họ nói. Họ không muốn trong mắt người nghe, mình chỉ là một cục đá biết phát ra âm thanh, họ muốn là một con người với thái độ tự nhiên, bình thường.
* Thứ tư, họ dùng những “cú đấm” về mặt tinh thần:
Điều này tương tự với việc đánh vào cảm xúc của người nghe. Chỉ khi nào họ thật sự đụng chạm đến một khía cạnh trong tinh thần của người nghe, họ mới đạt được điều cần thiết là sự chú ý.
* Thứ 5, họ luôn trả lời được các câu hỏi “tại sao?”
Câu hỏi “tại sao?” có thể xem là dạng câu hỏi khó nhất, vì hình như nó chẳng có đáp án sẵn mà phải suy luận từ những dữ kiện trước đó dể tìm lời giải. Nhưng các nhà diễn giả tài ba thường làm dược điều này., và làm rất tốt Người nghe sẽ cực kì thích thú khi đứng trước mặt họ là người đã giải đáp được nhưng thắc mắc, những điểm mù trong suy nghĩ của họ.
* Thứ 6, họ không ngại lặp lại:
Đảm bảo cho người nghe nắm được ý mình muốn nói, họ thường xuyên lặp lại, cố tóm tắ vấn đề với những đại ý quan trọng nhất. Sự lặp lại ở đây tuyệt nhiên mang tính khẳng định chứ không phải là sự nhàm chán. Nó tăng cường sự thuyết phục hơn.
Tóm lại, những nhà diễn thuyết tài ba là những người luôn đặt sự chân thành, sự chân thực, và sự tự nhiên trong bài nói của mình, duy trì không khí của bài diễn thuyết bằng trạng thái cân đối, bình đẳng giữa người nói và người nghe.
Với gia sư dạy kèm ở Biên Hoà, thì những bí quyết này của họ cũng có thể áp dụng trong giảng dạy. Nếu xem giảng dạy là một buổi nói chuyện, chia sẻ cũng như đem đến trạng thái cân bằng, bình đẳng giữa giáo viên và học sinh (có lẽ sẽ chỉ phù hợp cho THPT) thì tiết học sẽ diễn tiến tốt hơn.
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả