Nhiều lần tôi cân nhắc, cố gắng phân biệt đâu là đánh giá đâu là phán xét, và giữa hai cái đó, cái gì đang tồn tại nhiều hơn. Tôi nhận ra, giữa đánh giá và phán xét có các điểm chung. Thứ nhất, cũng làm một dạng chỉ ra đặc điểm, một lời nhận định hay tổng kết về một hay một số người khác hay các vấn đề hiện tượng tự nhiên xã hội, thứ hai, đánh giá và phán xét đều đem lại sự khó chịu cho đối tượng bị đánh giá hay phán xét. Tuy nhiên cái khác nhau cơ bản làm cho đánh giá khác phán xét đó là biết nhìn nhận ra điểm tốt của người khác nữa, so với phán xét chỉ biết vạch tội, lên án. Hơn nữa, dường như phán xét mang tính đày đoạ họ hơn trong khi đánh giá lại phần nào lôi họ vực dậy từ lỗi lầm của mình. Nhưng tiếc thay, đánh giá không là xu hướng của con người ngày nay. Không cho nhau sự chia sẻ, nhắc nhở, khuyên bảo đàng hoàng. Chỉ biết lên án. Vâng! Thói quen phán xét. Nó là cái tồn tại nhiều hơn.
Đọc thêm: Phán xét
KHÁI NIỆM “KINH NGHIỆM” TRONG NHỮNG CUỘC PHỎNG VẤN
Trong bất kể một cuộc phỏng vấn nào, luôn có 3 câu hỏi mà các nhà tuyển dụng luôn hỏi bạn, đó là:
- Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?
- Bạn biết gì về chúng tôi?
- Bạn đã có kinh nghiệm hay chưa?
Đọc thêm: Khái niệm “kinh nghiệm” trong những cuộc phỏng vấn
TRÌ HOÃN PHẦN THƯỞNG, NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ THÀNH CÔNG
Một thí nghiệm diễn ra ở Đại học Standford, các giáo sư tâm lý học đưa các đứa bé 4 tuổi vào một căn phòng, đưa chúng một miếng kẹo dẻo và nói 15 phút sau sẽ quay lại, nếu miếng kẹo dẻo còn, thì em ấy sẽ được một miếng kẹo dẻo nữa. 2/3 số trẻ đã ăn miếng kẹo dẻo, 1/3 thì không. 14 năm sau, khi quan sát lại những đứa trẻ này, 100% những em không ăn miếng kẹo dẻo đã có thành công, vào được Đại học, có kế hoạch sống rõ ràng, quan hệ tốt với gia đình, bạn bè, thầy cô.
Đọc thêm: Trì hoãn phần thưởng, nhân tố quan trọng để thành công
KIỂM TRA PHẢI LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ CHUẨN, KHÔNG PHẢI LÀ VĂN HOÁ CỦA GIÁO DỤC
Hầu hết mọi nền giáo dục trên thế giới đều dùng kiểm tra làm hình thức để đánh giá chuẩn năng lực của học sinh. Nó không sai, rất đúng là đằng khác nhưng có lẽ cái sai duy nhất không thuộc về nó mà thuộc về nhà giáo dục trong trường hợp này là đã lạm dụng nó quá nhiều để đánh giá. Như vậy, nó mất đi nhiều giá trị của nó và biến nó thành một nền văn hoá của giáo dục, nền văn hoá “sợ sệt” của biết bao học sinh.
Đọc thêm: Kiểm tra phải là sự đánh giá chuẩn, không phải là văn hoá của giáo dục
TỪ Ý NIỆM ĐẾN TÂM LÝ BẢO THỦ CỨNG NGẮC VÀ BÀI HỌC SƯ PHẠM
“Ý niệm” là một phạm trù tiết học chỉ những nhận thức thành sự khẳng định bền vững trong con người bất chấp sự đúng sai của thực tế khách quan. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Pla-ton đã từng đưa ra ví dụ nổi tiếng về ý niệm như sau: 4 người bị kẹt trong một cái hang chỉ có một lỗ thông hơi, ban ngày có ánh sáng rọi vào. Hằng ngày có những đàn nai đi qua, ánh sáng phản chiếu cái bóng những con nai ấy lên tường và 4 người kia cứ nghĩ rằng cái bóng ấy chính là con nai thật sự, họ tin như thế. Cho đến một ngày, 1 trong 4 người kia thoát được ra ngoài trước, anh nhìn thấy con nai đang chạy nhảy và cái bóng của ngả trên mặt đất, anh mới biết rằng con nai đang chạy nhảy kia mới là con nai thật còn cái thứ ngả trên mặt đất hay trên tường lúc ở trong hang là cái bóng của nó. 3 người kia ra sau, anh ra trước này nói cho họ biết họ đã lầm, con nai đang chạy nhảy kia mới đúng là nai, còn cái mà họ thấy trước giờ chỉ là cái bóng của nó. 3 người kia không tin và giết anh ta.
Đọc thêm: Từ ý niệm đến tâm lý bảo thủ cứng ngắc và bài học sư phạm
Các bài viết khác...
Trang: 3/13 ‹ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 … › »