trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Từ ý niệm đến tâm lý bảo thủ cứng ngắc và bài học sư phạm

TỪ Ý NIỆM ĐẾN TÂM LÝ BẢO THỦ CỨNG NGẮC VÀ BÀI HỌC SƯ PHẠM
  “Ý niệm” là một phạm trù tiết học chỉ những nhận thức thành sự khẳng định bền vững trong con người bất chấp sự đúng sai của thực tế khách quan. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Pla-ton đã từng đưa ra ví dụ nổi tiếng về ý niệm như sau: 4 người bị kẹt trong một cái hang chỉ có một lỗ thông hơi, ban ngày có ánh sáng rọi vào. Hằng ngày có những đàn nai đi qua, ánh sáng phản chiếu cái bóng những con nai ấy lên tường và 4 người kia cứ nghĩ rằng cái bóng ấy chính là con nai thật sự, họ tin như thế. Cho đến một ngày, 1 trong 4 người kia thoát được ra ngoài trước, anh nhìn thấy con nai đang chạy nhảy và cái bóng của ngả trên mặt đất, anh mới biết rằng con nai đang chạy nhảy kia mới là con nai thật còn cái thứ ngả trên mặt đất hay trên tường lúc ở trong hang là cái bóng của nó. 3 người kia ra sau, anh ra trước này nói cho họ biết họ đã lầm, con nai đang chạy nhảy kia mới đúng là nai, còn cái mà họ thấy trước giờ chỉ là cái bóng của nó. 3 người kia không tin và giết anh ta. 
y tưởng của gia sư tại biên hòa
  Qua ví dụ trên mà gia sư tại nhà ở Biên Hoà vừa dẫn của Pla-ton, có thể thấy ý niệm là một sức mạnh nhận thức rất khủng khiếp, in hằn vào lý trí con người. Gần như là không thể thay đổi nhưng nếu nói cách bi quan, vì cũng có sự chuyển biến như trường hợp ngoại lệ của anh ra khỏi hang trước ở ví vụ của Pla-ton. Nói như vậy là vì chúng tôi muốn khẳng định, chính ý niệm của con người là một nguyên nhân gây nên tâm lý bảo thủ hay cứng ngắc. 
  Trong đời sống, rõ ràng rằng ai ai cũng hình thành cho mình những ý niệm, đa phần là khá chung chung giống nhau, ví dụ như cái cây gốc nằm dưới đất còn ngọn thì hướng lên, ai cũng tin chắc rằng như thế. Tuy nhiên ấn đề qua ý niệm này chung tôi muốn đề cập đó chính là sự bảo thủ, hay cứng ngắc, thậm chí là quy đồng vào với tập thể đối với những trường hợp khác biệt. 
 Một câu chuyện gây mất lòng, Có một anh sinh viên theo đạo Công Giáo học ngành sư pham. Một lần anh ngồi nói chuyện với hai người bạn học ngành cơ khí, một trong hai người hỏi anh: 
-“sao mày không đi tu, tao thấy mày được đấy” 
Anh sinh viên sư phạm trả lời: 
-“tao thích làm thầy giáo hơn là thầy xứ”
 Anh bạn này hỏi tiếp: 
- sao thích làm thầy giáo hơn thầy xứ? 
Anh chàng sư phạm chưa kịp trả lời thì anh bạn khác cũng ngành cơ khí nói chen vào:
- làm thầy giáo dễ ăn đút lót hơn! 
Anh chàng sinh viên sư phạm khá buồn bạn vì trong mục đích tiến đến nghề giáo anh không hề nghĩ đến đều đó. Tìm hiểu ra mới biết anh sinh viên cơ khí này thường đút lót thầy cô để dễ qua môn. Đấy chính là nguyên nhân khiến anh ta nghĩ bạn mình theo nghề giáo để dễ kiếm tiền. Từ đó hình thành nên ý niệm trong anh ta “làm giáo viên thường ăn đút lót”. Đó là một ví dụ trong sự cứng ngắc và mang tính quy đồng chung do ý niệm gây ra. 
y tuong thanh cong cua gia su bien hoa
  Tất nhiên có rất nhiều ý niệm đúng đắn hình thành trong con người bên cạnh những ý niệm sai về Sự thật khách quan. Con người tin tưởng vào giá trị của đạo đức, vẫn có tình người, cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác. 
  Đối với gia sư các lớp dạy kèm Biên Hoà, thông qua ý niệm đó còn là một bài học sư phạm rất bổ ích trong quá trình giảng dạy. Thứ nhất, học sinh khi chưa hình thành ý niệm nào về vấn đề nào đó, thì giúp nó hình thành. Công việc này rất cần sự chính xác cao vì như đã nói ý niệm là cái bền vững khó thay đổi trong cuộc sống, nếu ta hình thành cho nó một ý niệm sai sự thật khách quan thì cái sai đó cứ gắn chặt nó mãi sau này. Thứ hai, cần phải hiểu về ý niệm của học sinh, hiểu về ý niệm của chúng coi như đã hiểu được suy nghĩ của chúng về vấn đề nào đó và giáo viên sẽ dễ dàng hướng dẫn, chỉnh sửa cũng như thúc tiến chúng nếu ý niệm của nó đúng với thực tế khách quan. Thứ ba, cần tôn trọng cảm xúc của chúng, càng thúc ép, càng tỏ ra giáo điều bao nhiêu thì lại càng thất bại ê chề bấy nhiêu. Vì thay đổi được ý niệm của ai đó phải thông qua cảm xúc và sự tin tưởng của người truyền đạt. Mà cảm xúc và sự tin tưởng chỉ đến được trong thực tế do đó bài học thứ tư chính là phải tạo mối dây liên hệ với đời thực, đừng bay bổng viễn tưởng quá đối với học sinh.  Như anh chàng ra được cửa hang trước, dù mất phải mất mạng nhưng hãy phải có ý niệm đúng, còn 3 người kia, dù sống nhưng sai nhận thức với đời thì sống cũng bằng thừa. Xin chân thành cảm ơn. 
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo