Trung tâm gia sư Biên Hòa thấy rằng Nguyễn Khoa Điềm không chỉ cảm nhận Đất Nước trên phương diện địa lý, lịch sử mà còn lắng sâu những suy tư về tổ quốc thân yêu về phía cạnh văn hóa. Với những tình cảm thắm thiết, chân thành, sâu đậm nhất, Đất Nước đã trở thành nơi cấu kết cộng đồng, tạo nên và lưu giữ những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp muôn đời.
“Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng nam ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Gia sư Biên Hòa Đồng Nai cho rằng Đất Nước là sợi dây vô hình nhưng chắc chắn đã gắn kết những thế hệ của quá khứ với hiện tại và tương lai: “những ai đã khuất”; “những ai bây giờ”; “con cháu”. Sự tiếp nối của những con người cùng chung một dòng máu đã lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống tinh thần của dân tộc: truyền thống đoàn tụ, gắn kết. “Gánh vác phần người đi trước để lại” là gánh vác giang sơn, xã tắc, là công cuộc gian lao giữ gìn và dựng nên nước nhà. Đó còn là truyền thống biết ơn tưởng nhớ tổ tiên nguồn cội bao đời: “uống nước nhớ nguồn”.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai cho rằng Hai tiếng “cúi đầu” thể hiện sự thành kính, thiêng liêng, biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. Nhắc lại truyền thống ấy, nhà thơ còn muốn khẳng định niềm tin bất diệt vào cuộc chiến đấu gian lao phía trước: trước phong ba bão táp của thời đại, Đất Nước của chúng ta, dân tộc Việt Nam cũng sẽ đoàn tụ và chiến thắng đến tận cùng. Bằng nghệ thuật điệp cấu trúc câu định nghĩa kết hợp với việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong những câu thơ tự do, linh hoạt về nhịp điệu, nhà thơ đã tạo nên một không gian nghệ thuật lãng mạn, bay bổng. Cùng với việc chiết tự Đất và Nước, hai yếu tố cơ bản khởi nguyên của sự sống, giúp ta hiểu rõ hơn khái niệm vốn trừu tượng bấy lâu: Đất Nước.
Và đi từ chỗ hiểu rõ ràng và sâu sắc về Đất Nước, chúng ta càng thêm yêu, thêm quý quê hương của mình, nơi có những con người ruột, nhưng vật dụng thân quen gần gũi hằng ngày. Tình cảm dần được bồi đắp và kết tụ thành thứ tình yêu cao khiết và lớn lao, là động lực vững bên cho mỗi chúng ta trên con đường hi sinh bản thân, đấu tranh hết mình vì nền độc lập, tự do, vững mạnh của dân tộc. Chẳng thế mà, các nhà thớ xưa đã gửi lý tưởng của mình trong những vần thơ bất hủ:
“Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông.”
(Chế Lan Viên)
HOA TIÊU