Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai cho rằng Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Bài thơ Việt Bắc của ông là đỉnh cao trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc.
Việt Bắc là khu căn cứ của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết thì đến tháng 10 năm 1954, Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, những người kháng chiến trong đó có Tố Hữu, từ căn cứ miền núi về miền xuôi chia tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách mạng trong kháng chiến. Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu sáng tác bài thơ này. Chính vì vậy, bài thơ là tất cả nỗi lòng mà tác giả gửi gắm vào.
Đầu bài thơ là cảnh chia tay với tâm trạng bịn rịn, bâng khuâng, lưu luyến của hai người từng gắn bó sâu nặng, bền lâu. Đối đáp chỉ là một thủ pháp khơi gợi, bộc lộ tâm trạng, tạo sự đồng vọng của tình cảm, còn thực chất là sự thống nhất của tình cảm, cảm xúc trong một tiếng nói chung. Hai nhân vật mình- ta là sự phân thân của cái tôi trữ tình thống nhất của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến. Người ra đi cũng có tâm trạng như người ở lại nên nỗi nhớ không chỉ hướng về người ở lại mà còn là nỗi nhớ về chính mình. Bằng kết cấu theo lối quen thuộc của ca dao, dân ca Tố Hữu đã dẫn người đọc vào không khí của ân tình ân nghĩa, của hồi tưởng và hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng mỗi câu thơ cất lên đều thật tha thiết bồi hồi, cảm xúc như được nén lại trong lòng bỗng ùa dậy và trào lên. Ôi 15 năm qua! Đến tận 15 năm trong kháng chiến nhiều gian lao, vất vả, cùng gắn bó với nhau thì tình cảm sẽ sâu nặng đến mức nào. Vì thế mà cuộc chia tay càng bịn rịn, lưu luyến. Người cách mạng phải về xuôi vì nhiệm vụ mới khi cuộc chiến kết thúc, nhưng chia tay Việt Bắc sao mà khó đến thế! Chân bước đi mà lòng không muốn đi. Ai mà không buồn, không lưu luyến khi mà phải rời xa cái mà mình đã quen thuộc và xem nó như chính cuộc sống của mình. Đặc biệt, cái tài của Tố Hữu là chuyện ân tình cách mạng được tác giả khéo léo thể hiện như chuyện tình cảm lứa đôi.
Việt Bắc là thơ chính trị nhưng rất đỗi trữ tình, như mở ra một trời thương nhớ, một ân tình sâu nặng giữa những người cách mạng và quê hương cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, đi sâu vào lòng người. Cái hay của bài thơ chính là cái hay của một khúc ca đằm thắm, yêu thương, hùng tráng mà chung thủy, ngọt ngào, lắng sâu. Qua đây một Việt Bắc gian lao, bền bỉ, một Việt Bắc nghĩa tình và yêu nước sẽ mãi là nỗi nhớ và tình cảm sắc son.