Và trong giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới nổi bật lên nhiều nhà thơ, nhà văn với những đóng góp mới mẻ, chân chính trong cảm quan về cuộc đời và con người. Người đọc chúng ta bao thế hệ vẫn còn lưu giữ và nhớ mãi màu sắc văn chương của nhà văn Nguyễn Khải. Tìm hiểu tác phẩm “Một người Hà Nội”, ta hiểu hơn về con người, cuộc đời cũng như cách sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ này.
Trong câu chuyện “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải, nhân vật trung tâm là bà Hiền – một người Hà Nội bình thường như bao người Hà Nội bình thường khác. Bà cùng với quê hương trải qua bao nhiêu thăng trầm biến động nhưng trong nếp sống, trong sinh hoạt và trong cả suy nghĩ, bà vẫn giữ cho được phẩm cách riêng, bản lĩnh văn hóa của nhân dân Hà Nội. Bà xuất thân trong một gia đình giàu có lương thiện – mẹ buôn nước mắm, bố đậu tú tài, mê văn thơ, dạy con cái theo khuôn phép nhà quan. Thời trẻ, bà vốn là một thiếu nữ xinh đẹp thông minh với cung cách thanh lịch ra dáng con nhà quan. Bà yêu văn chương, giao du với đủ loại thanh niên nhà giàu, văn nhân nghệ sĩ. Vậy mà bà kết duyên với “một ông giáo cấp Tiêu học hiền lành chăm chỉ”. Cái quyết định một thời ấy từng khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Nhưng đối với bà đó lại là sự lựa chọn nghiêm túc. Bởi lẽ bà “có đầu óc rất thực tế” và sâu sắc, “mọi sự mọi việc đều được bà tình trước cả”. Bà nghĩ về mình ít hơn và nghĩ về tương lai của một tổ ấm gia đình, tương lai của con cái nhiều hơn. Nó hình thành từ nền tảng văn hóa của gia đình.
Gia sư ở Biên Hòa thấy rằng bà Hiền không phải là một “tấm gương” kiểu mẫu hiểu theo nghĩa thông thường để các tổ chức xã hội nêu lên cho mọi người học tập, theo cách người ta vẫn làm nhắm mục đích tuyên truyền vận động.
Bà chỉ là người dân dung dị mà thôi, dù xuất thân là con nhà “tư sản” và người ta vẫn cho rằng bà “đích thị là tư sản rồi”. Bời cái cách sống của bà quá tư sản “Ở trong một tòa nhà rộng, tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung đền Ngọc Sơn”. Cái mặc cũng sang trọng quá: “Mùa đông ông mặc áo Ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo Măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm”. Bữa ăn thịnh soạn trang trọng tới mức: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, và từng người ngồi đúng chỗ quy định”. Mà “đã là tư sản thì không thể tin cậy được. Việc mình mình biết, việc cô cô biết, dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”. Nhưng bà không hề lo sợ trước thái độ dèm pha bởi “bà chẳng bóc lột ai cả”, chẳng cướp không của ai cái gì. Mọi việc bà làm đều tự nhiên như cuộc sống hằng ngày, chẳng gây chấn động gì tới xung quanh cả. Ấy vậy ai dám bảo chất Hà Nội ở bà không đậm đặc? Bà mang vẻ đẹp thanh lịch của người xứ kinh kì. Bà nuôi dạy con, uốn nắn cho chúng từ thói quen nhỏ nhất như cách cầm bát đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn, cách đi đứng…
Với bà Hiền đây không phải là chuyện sinh hoạt vặt vãnh mà là văn hóa sống “Là người Hà Nội, cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng”, phải “biết lòng tự trọng, biết xấu hổ”.Bởi bà luôn tâm niệm rằng, làm người Hà Nội vừa là một vinh dự vừa là một trách nhiệm, trách nhiệm phải giữ gìn những giá trị văn hóa quý báu ấy.
Dạy kèm Biên Hòa thấy rằng tác phẩm “Một người Hà Nội” khép lại nhưng hình ảnh của nhân vật bà Hiền vẫn còn im đậm sâu sắc trong trái tim người đọc
Bà Hiền như một biểu tượng chân chính của những giá trị tốt đẹp Hà Nội. Đó cũng chính là những điều mà nhà văn Nguyễn Khải muốn gửi gắm đến chúng ta qua văn bản này.
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả