Nội dung
“Trọn đời người với ước mơ
Vần thơ tỏa rạng đâu chờ trăng lên
Ngỡ như nét bút mài đêm
Thời gian là ở trái tim cần cù
Trái tim biết trọn lời ru
Câu thơ biết nhắm giặc thù tấn công
Tiếng thơ hay đó tiếng lòng
Giọt đau nước mất, giọt trông bạn hiền.”
(Trước mộ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu)
Nhà thơ Trần Nhân Hội dành cho cụ Nguyễn Đình Chiểu. Cụ Đồ Chiểu sống vào thời đại Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Cuộc đời riêng của cụ có nhiều bi kịch: mẹ mất, mù mắt, công danh dang dở, người yêu từ hôn…Tuy hoàn cảnh bất hạnh nhưng Nguyễn Đình Chiểu là một con đường rất nghị lực đã vượt lên trên số phận của bản thân. Cụ còn là một người con chí hiếu, người thầy mẫu mực, người Nho tiết hiếu, là chiến sĩ yêu nước thủy chung son sắc với nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành biểu tượng lớn, bức tượng đài cho mọi người noi theo.
Về sự nghiệp sáng tác văn chương, cụ Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm văn chương sâu sắc. Cụ chủ trương dùng văn chương để biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp của chính mình. Văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mĩ, phát huy các giá trị tinh thần của con người. Văn chương giữ chức năng quan trọng, đó là giáo dục và thẩm mĩ độc giả.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cụ viết “Truyện Lục Vân Tiên” để đề cao nghĩa khí, là bản án kết tội những kẻ phi nghĩa. Bên cạnh đó, cụ sáng tác “Dương Từ - Hà Mậu”, đề ra những luận đề, ngợi ca đạo lí Nho giáo. Nhưng tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu xoay quanh và đề cao lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa của Nho gia, mang đậm tính nhân dân và tinh thần dân tộc. Sauk hi thực dân Pháp xâm lược, cụ viết thơ “Chay giặc”; “Ngóng gió đông” để thể hiện tình cảnh khốn khổ của nhân dân khi nước mất, nhà tan. Cụ còn còn viết bài văn tế như: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Văn tế Trương Định”… để ca ngợi những người anh hùng nông dân đã dũng cảm hi sinh một cách bình tâm không toan tính vì vận mệnh dân tộc. Giai đoạn này còn có những bài thơ điếu – “Thơ điếu Phan Tòng” đã khắc sâu hình ảnh của các anh hùng quên mình cứu nước. Truyện thơ “Ngư tiều y thuật vấn đáp” cũng là một tác phẩm nội bật thể hiện tinh thần gắn bó với nhân dân. Nhìn chung, những tác phẩm của cụ Nguyễn Đình Chiểu đều giơ cao ngọn cờ yêu nước: lên án mạnh mẽ quân xâm lượn; phê phán sự nhu nhược của triều đình; ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và những tấm gương hi sinh của nhân dân. Văn chương của cụ mang tính tự giác cao, chủ động khác với lí tưởng trung quan ái quốc xưa cũ, không sợ mang tiếng nghịch thần.
Về nghệ thuật, thơ văn của cụ Nguyễn Đình Chiểu giàu sức truyền cảm. Các tác phẩm đều đa dạng về bút pháp: điêu luyện trong thơ đường luật văn tế với ngôn từ chỉnh tề, chính xác giàu sức gợi cảm, hình ảnh có tài lựa chọn chi tiết điển hình; đậm chất dân gian trong truyện thơ với mô típ quen thuộc, ngôn từ mộc mạc… Văn chương mang tính thống nhất cao thể hiện ở ngôn ngữ bình dị mộc mạc, giàu lời ăn tiếng nói thân thuộc của nhân dân; giàu màu sắc địa phương Nam Bộ; đậm đà tinh thần dân tộc.
Không chỉ vậy, cụ còn là nhà văn đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học dân tộc, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ, tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. Nhờ có cụ Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng Nho gia được đề cao bằng một thứ chính đạo nhưng mang nội dung đạo nghĩa nhân dân gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho thời đại văn chương sử thi sau này.
Chính vì những đóng góp to lớn đó, Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam bao đời. Chúng con – thế hệ hôm nay và mai sau sẽ mãi mãi khắc ghi công ơn của người.