trung tâm gia sư biên hòa

Phân tích cảm nhận hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ Tây Tiến | Gia Sư Biên Hòa

 Đề: Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người trong khổ thơ sau: | Gia sư biên hòa

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
    Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của ông luôn thu hút đọc giả với phong cách thơ hồn nhiên, tinh tế hào hoa, phóng khoáng và lãng mạn. Tác phẩm “Tây Tiến” tiêu biểu cho phong cách ấy của ông. Bài thơ khắc họa một cách sinh động hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa. Tất cả những điều này đã được nhà thơ thể hiện rõ nét qua đoạn trích viết về hình ảnh thiên nhiên và con người miền Tây Bắc: 
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Thiên nhiên Tây Bắc được thể hiện trong đoạn thơ trước hết là ở vẻ hiểm trở của địa hình hành quân:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Đây là ba câu thơ giàu giá trị tạo hình. Tác giả sử dụng 3 từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” giúp người đọc hình dung một bức tranh địa hình cực kì hiểm trở.  Những câu thơ nhiều thanh trắc, nhịp bẻ đôi vẽ ra hai chặng của con đường hành quân, diễn tả rất đạt sự chênh vênh, cheo leo của đèo và dốc giữa lưng chừng núi.  
Những người lính không chỉ phải hành quân trên đồi núi hiểm trở, mà còn đối diện với nhiều nỗi đe dọa nơi rừng thiêng nước độc: 
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Với phép nhân hóa, phóng đại “thác gầm thét”, ‘cọp trêu người”, nhà thơ cho thấy con đường hành quân của người lính Tây Tiến không những gian khổ mà còn đầy hiểm nguy. “Chiều chiều” và “đêm đêm” - những khoảng thời gian gợi sự trầm lắng trong lòng người thì chỉ nghe thấy tiếng cọp trêu người và tiếng thác sông Mã gầm thét. Điều đó càng gợi sự hoang sơ âm u của núi rừng Tây Bắc. Nghệ thuật phối thanh trắc: “Mường Hịch - cọp trêu người” hai dấu nặng liền kề gợi cái nặng nề như bước chân thú dữ đang rình rập đe dọa con người. Rừng già miền Tây Bắc hoang sơ âm u bí ẩn luôn là thử thách với người chiến sĩ trên con đường hành quân.
gia-su-bien-hoa-viet-ve-nguoi-linh-trong-bai-tho-tay-tien
Cảnh đoàn quân đi trong mưa được Quang Dũng miêu tả thật thơ mộng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Nhịp thơ 4/3 kết hợp với câu thơ toàn thanh bằng gợi tính nhạc nhẹ nhàng, êm ái, mang lại cảm giác dễ chịu cho người đọc. Không gian núi rừng bao la, mênh mông qua cái nhìn từ trên cao trải xuống nhưng không tạo cảm giác lạnh lẽo, ngược lại rất bình yên, đầm ấm. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người lính Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành, yêu thương, nơi các anh đã và đang đem máu xương và lòng dũng cảm để bảo vệ. Qua đó, thức lên cảm xúc của người lính khao khát sự bình yên, ấm áp.
Qủa thật, thiên nhiên Tây Bắc được Quang Dũng miêu tả không chỉ hùng vĩ, tráng lệ mà còn thơ mộng, nên thơ.
Trên cái nền là bức tranh thiên nhiên của núi rừng miền Tây. Hiện lên nổi bật là chân dung của người lính Tây Tiến với sự vất vả gian truân cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn, ngoài ra còn có những câu thơ trực tiếp miêu tả hình ảnh người lính cũng như những kỉ niệm của họ trong chặng đường hành quân. Trước hết là một kí ức sâu đậm của Quang Dũng về hình ảnh một người chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Hai câu thơ đã thể hiện tất cả những vất vả, nhọc nhằn của các anh khi hành quân qua miền Tây, khi vượt qua những núi cao, vực sâu, thác ghềnh dữ dội, qua những nắng mưa, sương gió. Hai câu thơ tựa như một bức kí hoạ đầy ấn tượng về người lính Tây Tiến. Tuy nhiên , có thể thấy người lính gục xuống khi đang đi giữa hàng quân, với “súng mũ” đang bên mình- như vậy là dù không vượt qua được khó khăn nhưng anh cũng không thoái lui, chùn bước, không đầu hàng nghịch cảnh, không rời bỏ hàng ngũ cùng với lý tưởng chiến đấu cao đẹp của mình. Quang Dũng đã làm hiện lên sự kiêu bạc , ngang tàng của những chiến binh dãi dầu mưa nắng. Hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh đã được Quang Dũng biểu hiện bằng cách nói thật lãng mạn. Qua đó, nhà thơ đã làm hiện lên không chỉ khó khăn mà là tinh thần dũng cảm vượt lên trên khó khăn của đoàn binh Tây Tiến, đó chính là vẻ đẹp hào hùng của những người chiến sĩ kiên cường sẵn sàng đương đầu với tất cả thử thách gian truân vì sự nghiệp chiến đấu, sẵn sàng hiến bản thân mình cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc.
           Với cảm hứng lãng mạn tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa thơ mộng, lãng mạn vừa hùng vĩ, dữ dội. Cảm ơn nhà thơ đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một tác phẩm hay và ý nghĩa. Chắn chắn rằng hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn sống mãi và đọng lại dư âm trong lòng bạn đọc.
 
Gia Hân
 
 

Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên và con người trong khổ thơ sau: | Gia sư uy tín ở Biên Hòa

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
     Nhắc về đề tài người lính, không thể không nhắc đến bài thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng – một cây bút tài hoa của nền văn học cách mạng. Tác phẩm “Tây Tiến” là sự kết hợp giữa giọng thơ vừa hồn nhiên, tinh tế vừa mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn. Tất cả những điều này đã được nhà thơ thể hiện rõ nét qua đoạn trích viết về hình ảnh thiên nhiên và con người miền Tây Bắc: 
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
gia-su-bien-hoa-viet-ve-thien-nhien-trong-bai-tho-tay-tien
Thiên nhiên Tây Bắc được thể hiện trong đoạn thơ trước hết là ở vẻ hiểm trở của địa hình hành quân:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Đây là ba câu thơ giàu giá trị tạo hình, giúp người đọc hình dung một bức tranh địa hình cực kì hiểm trở đầy rẫy sự chênh vênh, cheo leo của đèo và dốc giữa lưng chừng núi.  
Những người lính không chỉ phải hành quân trên đồi núi hiểm trở, mà còn đối diện với nhiều nỗi đe dọa nơi rừng thiêng nước độc: 
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Hai câu thơ khai thác hình ảnh núi rừng Tây Bắc ở chiều thời gian. Nhà thơ cho thấy con đường hành quân của người lính Tây Tiến không những gian khổ mà còn đầy hiểm nguy. Trong những khoảng thời gian gợi sự trầm lắng nơi lòng người thì chỉ nghe thấy tiếng cọp trêu người và tiếng thác sông Mã gầm thét. Điều đó càng gợi sự hoang sơ âm u của núi rừng Tây Bắc. Rừng già miền Tây Bắc hoang sơ âm u bí ẩn luôn là thử thách với người chiến sĩ trên con đường hành quân.
Cảnh đoàn quân đi trong mưa được Quang Dũng miêu tả thật thơ mộng. Không gian núi rừng bao la, mênh mông qua cái nhìn từ trên cao trải xuống nhưng không tạo cảm giác lạnh lẽo, ngược lại rất bình yên, đầm ấm nhờ có hình ảnh những "ngôi nhà". Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người lính Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành, yêu thương, nơi các anh đã và đang đem máu xương và lòng dũng cảm để bảo vệ. Qua đó, thức lên cảm xúc của người lính khao khát sự bình yên, ấm áp.
Qủa thật, thiên nhiên Tây Bắc được Quang Dũng miêu tả không chỉ hùng vĩ, tráng lệ mà còn thơ mộng, nên thơ.
Trên cái nền là bức tranh thiên nhiên của núi rừng miền Tây. Hiện lên nổi bật là chân dung của người lính Tây Tiến với sự vất vả gian truân cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn, ngoài ra còn có những câu thơ trực tiếp miêu tả hình ảnh người lính cũng như những kỉ niệm của họ trong chặng đường hành quân. Trước hết là một kí ức sâu đậm của Quang Dũng về hình ảnh một người chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
gia-su-tai-bien-hoa-viet-ve-thien-nhien-trong-bai-tho-tay-tien
Câu thơ thể hiện tất cả những vất vả, nhọc nhằn của các anh khi hành quân qua miền Tây, khi vượt qua những núi cao, vực sâu, thác ghềnh dữ dội, qua những nắng mưa, sương gió. Hai câu thơ tựa như một bức kí hoạ đầy ấn tượng về người lính Tây Tiến. Tuy nhiên , có thể thấy người lính gục xuống khi đang đi giữa hàng quân, với “súng mũ” đang bên mình- như vậy là dù không vượt qua được khó khăn nhưng anh cũng không thoái lui, chùn bước, không đầu hàng nghịch cảnh, không rời bỏ hàng ngũ cùng với lý tưởng chiến đấu cao đẹp của mình. Quang Dũng đã làm hiện lên sự kiêu bạc , ngang tàng của những chiến binh dãi dầu mưa nắng. Hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh đã được Quang Dũng biểu hiện bằng cách nói thật lãng mạn. Qua đó, nhà thơ đã làm hiện lên không chỉ khó khăn mà là tinh thần dũng cảm vượt lên trên khó khăn của đoàn binh Tây Tiến, đó chính là vẻ đẹp hào hùng của những người chiến sĩ kiên cường sẵn sàng đương đầu với tất cả thử thách gian truân vì sự nghiệp chiến đấu, sẵn sàng hiến bản thân mình cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc.
           Với cảm hứng lãng mạn tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa thơ mộng, lãng mạn vừa hùng vĩ, dữ dội. Cảm ơn nhà thơ đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một tác phẩm hay và ý nghĩa. Chắn chắn rằng hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn sống mãi và đọng lại dư âm trong lòng bạn đọc.
 
 
 
Gia Hân
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong Tây Tiến

Trình bày cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ

bức tranh thiên nhiên núi rừng tây bắc vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình

Hình ảnh núi rừng Tây Bắc ở đoạn đầu bài thơ Tây Tiến có ý nghĩa gì

Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến khổ 1

Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 1

Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính Tây Tiến

Cảm nhận của anh chị về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến

cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn thơ tây tiến và việt bắc

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo