Đề: em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 800 chữ, trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống.
Bài làm
Trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống | Gia sư Biên Hòa
Hồ Chí Minh đã từng nói: “Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm”. Đúng thật như vậy, cho dù chúng ta có là thiên tài đi chăng nữa, sai lầm cũng không thể bỏ sót ta. Nhưng quan trọng hơn hết, chúng ta phải biết đối mặt và giải quyết chúng như thế nào. Ích kỉ, nhỏ nhen hay khoan dung, vị tha. Ích kỉ, không tha thứ chỉ làm cho khoảng cách giữa người với người càng xa hơn, nhưng chỉ cần một sự bao dung đúng lúc sẽ làm cho trái tim con người xích lại gần nhau hơn. Vì đó chính là giá trị to lớn nhất của “lòng khoan dung của con người trong cuộc sống”.
Thật vậy, “lòng khoan dung” – một phẩm chất đáng quý, một giá trị cao đẹp mà chúng ta ai cũng nên phải trau dồi cho chính bản thân mình. Vậy “lòng khoan dung” là gì? “Lòng khoan dung” chính là tấm lòng rộng lượng, sự cảm thông, biết vị tha cho những sai lầm không đáng có. “Lòng khoan dung” không phải đơn giản mà có thể hình thành hay cũng không quá khó để mất đi. Người có được cho mình “lòng khoan dung” chính là người biết sẽ chia, bao dung, rộng lượng, vị tha cho những lầm lỗi, những người biết quay đầu là bờ. Các bạn có biết không, để sống một cuộc sống mà không mắc phải sai lầm là một điều có thể nói rằng vô cùng khó khăn, đơn giản chỉ là làm sai bài tập Toán, hay chỉ băng quơ nói đùa một câu nói không nghĩ suy cũng có thể biến chúng hóa thành những sai lầm. Cuộc sống vốn không dễ dàng với bất cứ một ai, vì thế hãy học cho chính mình sự bao dung và sẽ chia. Chẳng đâu xa, tình mẫu tử chính là một sự khoan dung, vị tha to lớn nhất. Mẹ luôn là người bỏ qua cho chúng ta những lỗi lầm không đáng có, hay những lần phạm lỗi đầu tiên. Không chỉ dừng lại ở đó, “lòng khoan dung” không chỉ được thể hiện qua việc bỏ qua lỗi lầm, mà nó còn thể hiện qua việc tha thứ.
Tha thứ, cảm thông, sẽ chia cho những lỗi lầm không quá nghiệm trọng, không ảnh hưởng quá nhiều đến quyền lợi của người khác. Quả thật không sai, sống mà mang được cho mình phẩm chất đáng quý “lòng khoan dung” sẽ khiến tâm hồn chúng ta trở nên trong sáng , nhẹ nhàng, và thêm yêu cuộc sống này biết mấy. Nó không chỉ giúp chúng ta có một lối sống cao đẹp, mà còn góp phần tạo nên một xã hội văn minh. Hơn thế nữa, khi chúng ta sở hữu cho chính mình một “lòng khoan dung” chúng ta sẽ được sự kính trọng, tôn trọng từ những người được ta vị tha, sự yêu thương từ những người xung quanh. “Lòng khoan dung” là một phẩm chất nói lên giá trị của một con người, chính là liều thuốc, hay thước dây tinh thần nối trái tim con người sát lại gần nhau.
Vì thế, có thể nói “lòng khoan dung của con người trong cuộc sống” là một yếu tố mật thiết và vô cùng quan trọng. Thật may mắn nếu ai trong xã hội này cũng ý thức được giá trị của nó, nhưng vì một xã hội tiên tiến, một nền công nghiệp hiện đại đã khiến một bộ phận con người dần trở nên ích kỉ, nhỏ nhen, không biết, không chịu cảm thông cho những lầm lỗi của người khác dù chỉ là nhỏ bé. Điều này chỉ khiến khoảng cách giữa chúng ta ngày càng bị kéo xa hơn, sự thù hằn, mâu thuẫn có thể làm cho những người mắc phải sai lầm lại tiếp tục lâm vào nơi đường cũ. Bởi lẽ, họ không nhận được sự bao dung, thay vào đó là sự chì chiết, ích kỉ càng làm cho họ trở nên mất niềm tin vào cuộc sống, không tin vào giá trị của bản thân mình và dần tạo ra những sai lầm với mức độ lớn hơn.
Trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống | Gia sư Biên Hòa ( tiếp )
Tuy vậy, không phải lỗi lầm nào cũng có thể được tha thứ, nhưng chúng ta phải biết tha thứ, khoan dung một cách đúng lúc để khiến tâm hồn mình thanh thản hơn, vì “sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình”. Thật vậy, “lòng khoan dung” khi được phát huy đúng chỗ sẽ tạo nên giá trị của một con người. Đối với riêng em, một cô sinh viên đang ngồi trên giảng đường Đại học, em phải rèn cho chính mình một tấm lòng khoan dung, biết bao bọc sẽ chia cho những lầm lỗi nhỏ nhặt, vì chính em, một cô bé còn quá nhỏ để chắc chắn được những hành động, việc làm sắp đến có phải lầm lỗi hay không, bởi vị tha cho người khác chính là vị tha cho chính mình.
Mặt khác, Nhà trường, Thầy cô, Gia đình cũng cần phải có những biện pháp, những bài học để tuyên truyền cho con em chúng ta, định hướng cho chúng một con đường đúng đắn về “lòng khoan dung”. Tuy nhiên, chúng ta phải biết khoan dung, vị tha đúng chỗ, không nên lấy cái mác bao dung mà đi phục vụ cho kẻ xấu. Tóm lại “lòng bao dung của con người trong cuộc sống” là một phẩm chất đáng đáng quý, một phẩm chất cao đẹp mà ai cũng nên rèn luyện cho bản thân mình. Hãy học cách bao dung cho người khác như tự bao dung cho chính mình, góp phần tạo nên một xã hội, một môi trường đầy sự văn minh. Vì “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”
Phạm Thị Huỳnh Như
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả