Nội dung
Nó đã trở thành nguồn đề tài gợi cảm hứng cho biết bao nhà thơ, nhà văn. Trong cuộc đời lính của mình, được sống và gắn bó với đồng đội thân quen tại nơi này, nhà thơ Quang Dũng nhân lúc chia xa đã viết bài thơ “Tây Tiến” để lưu giữ những kỉ niệm đẹp, thấm đượm cảm xúc trữ tình. Đọc khổ thơ đầu của tác phẩm, ta hiểu thêm về điều đó.
Nhà thơ Quang Dũng nhớ về đầu tiên là những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng của miền Tây. Nỗi nhớ đã trở thành mạch cảm xúc chủ đạo của toàn bài thơ. Cả bài thơ là nỗi nhớ đẹp về những kỉ niệm sâu nặng, về những con người thân thương. Nhớ Tây Tiến là nhớ về sông Mã và núi rừng trùng điệp, nhớ con đường hành quân đầy gian khổ:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Các tên bản, tên mường: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu... được nhắc đến không chỉ gợi lên bao thương nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang dã, thâm sơn cùng cốc...
Con đường hành quân điệp trùng với bao hiểm trở , dữ dội của một vùng núi rừng biên ải:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Câu thơ đầu bảy chữ có đến năm chữ là thanh trắc gợi tả rất thành công con đường hành quân đầy gian lao, hết dốc này đến dốc khác, “khúc khuỷu” lại “thăm thẳm”. Nhà thơ sử dụng liên tiếp những từ láy gợi hình, những từ láy mà tự nó mang giá trị biểu hiện rất lớn như "khúc khuỷu" – hình dung về sự gập ghềnh quanh co, "thăm thẳm" lại gây ấn tượng về độ sâu đến đáng sợ, “heo hút” mang lại cảm giác xa xôi, hoang vắng. Nhịp thơ dừng ở vần trắc Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm tưởng như nghe được nhịp thở nặng nhọc, gấp gáp của người chiến sĩ đang trèo núi để chiếm lĩnh những độ cao thăm thẳm. Quang Dũng có những cách dùng từ rất tinh tế mà cũng hết sức tinh nghịch: núi cao chạm mây nối thành cồn “heo hút”, và để diễn tả chiều cao của núi thì chỉ ba chữ “súng ngửi trời” là đủ đưa ta đến tuyệt đỉnh cao vời. Đảo ngữ ở câu thơ thứ hai kết hợp với hai hình ảnh độc đáo trên - “cồn mây” và “súng ngửi trời” - đặc tả độ cao vời vợi ngất trời của núi đèo Tây Bắc.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi "
Câu thơ gấp khúc như bị ngắt làm hai Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống diễn tả rõ con đường lên rất cao rồi lại xuống rất sâu trên những vách núi dựng đứng.
"Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Cảm giác mọi mệt dường như tan biến thay vào đó là sự êm ái nhẹ nhàng của cảm xúc lãng mạn. Cái vẻ dữ dội hoang sơ bí ẩn của núi rừng miền Tây được tác giả diễn tả rất ấn tượng, khai thác ở chiều không gian và thời gian:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Một miền núi rừng âm u với thú dữ đe dọa con người. Đó là những khó khăn mà người chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua trên con đường hành quân. Điệp từ chỉ thời gian: “đêm đêm”, “chiều chiều” gợi nên nhịp điệu mạnh mẽ, gân guốc. Cứ mỗi buổi chiều tà lại nghe tiếng thác gầm thét đổ xuống từ trên cao và cứ mỗi đêm sâu lại nghe tiếng cọp gầm. Âm thanh nào cũng ghê rợn. Những hình ảnh táo bạo đến đáng sợ: “oai linh thác gầm thét”, “Mường Hịch cọp trêu người” dường như thiên nhiên đang phô trương thị oai sức mạnh đe dọa con người.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: