trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Gia sư Biên Hòa bàn về cuộc sống khốn khổ của Mị

 
Vùng đất Tây Bắc hoang sơ mà tươi đẹp đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhà thơ, nhà văn để tạo nên những tuyệt phẩm nghệ thuật chân chính. Trước Cách mạng, miền Tây khoác lên mình vẻ đẹp bí hiểm trong những chuyện đường rừng của Lan Khai, Thế Lữ.
Gia sư ở Biên Hòa thấy rằng sau Cách mạng, trong thế giới của nhà văn Tô Hoài, Tây Bắc trở thành vùng đất mới với thiên nhiên hung vĩ và con người với nhiều số phận đau khổ nhưng sáng ngời vẻ đẹp tâm hồn. Bức tranh ấy được phản ánh chân thực qua nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
Tô Hoài là một trong những cây bút hàng đầu của nên văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn của vùng đất Hà Nội tài hoa, lịch lãm với sức lao động nghệ thuật bền bỉ. Với quan niệm sáng tác:” Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng bạn đọc.” Ông luôn quan sát, tìm tòi để đem đến những tác phẩm văn chương đậm màu sắc hiện thực với lời văn tinh tế, lối kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, hấp dẫn.
gia su bien hoa voi vo chong a phu
“Vợ chồng A Phủ” tiêu biểu cho văn phong Tô Hoài. Văn phẩm này được sáng tác vào năm 1952, khi Tô Hoài cùng với bộ đội vào giải phóng vùng đất Tây Bắc. Cuộc sống với các đồng bào dân tộc thiểu số từ khu căn cứ du kích trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng đã đem đến cho ông nhiều kỉ niệm sâu sắc và tình cảm thắm thiết với cảnh và người nơi đây. Tác phẩm được trích trong “Tập truyện Tây Bắc”, gồm hai phần. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần một, kể về quãng đời của Mị khi bị bắt về làm dâu trừ nợ nhà thống lí Pá Tra ở Hồng Ngài và sự giúp đỡ giữa Mị và A Phủ.
Mị là nhân vật chính của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Thông qua nhân vật này, nhà văn Tô Hoài muốn đem đến cho người đọc cái nhìn mới về cuộc sống và con người Tây Bắc.
Mị được xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm. Nhà văn đã linh hoạt sử dụng thủ pháp tương phản và đối lập để tạo nên bối cảnh này. Mị hiện lên là một cô gái nhỏ bé giữa không gian lao động chật hẹp, tù túng bên cạnh những vật vô tri, vô giác. “Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa.” Khung cảnh đó đối lập hoàn toàn với không khí tấp nập, đông đúc, rộng rãi nhà thống lí. Không chỉ vậy, dù làm việc gì, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi trái ngược với cảnh giàu sang, quyền thế nhà Pá Tra “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”. Sự xuất hiện này đã tạo cho người đọc ấn tượng mãnh mẽ, vừa khơi gợi sự tò mò vừa hé mở thân phận nhiều uẩn khúc, éo le của nhân vật. Từ sự mở màn này, thân phận của Mị dần được hé mở.
gia su bien hoa chia se hinh anh mi
Dạy kèm Biên Hòa nhận thấy trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là cô gái trẻ trung, yêu đời với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Mị có tài thổi sáo, “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết ngọn núi này sang ngọn núi khác”. Đó là biểu hiện cao đẹp của tâm hồn nghệ sĩ, giàu cảm xúc, đa sầu đa cảm. Mị còn rất hiếu thảo với cha mẹ, yêu lao động và khát khao tự do. Mị xin với cha:” Con đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.” Mị như đóa hoa thơm tỏa ngát vang dậy cả khu rừng.
Tuy nhiên, hồng nhan bạc mệnh, món nợ truyền kiếp từ thời cha cô mượn vay nhà thống lí để cưới mẹ cô đã trở thành sợi dây trói buộc chặt Mị với cuộc sống khốn khổ trong thân phận con dâu gạt nợ. Thời gian đầu khi về nhà Pá Tra, có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc. Đó là biểu hiện của sự đau khổ đến vô cùng, sự uất ức đến tột cùng. Chán chường với cuộc sống thực tại, Mị muốn tự tử để kết thúc quãng đời khổ cực. Tìm đến cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, là hành động tiêu cực nhưng nó thể hiện khát khao cháy bỏng muốn được giải thoát một cách mãnh liệt ở Mị. Thế nhưng, cuộc đời vốn không đơn giản. Chết chưa phải hết. Nếu Mị chết, món nợ vẫn còn. Cha Mị lại già, ốm yếu quá rồi không thể làm nương ngô trả nợ người ta. Vì thế, thương cha, Mị đành ném nắm lá ngón trong tay, từ bỏ khát vọng giải thoát, chấp nhận số phận.
Ngày qua ngày, ở lâu trong cái khổ, bây giờ Mị cũng quen khổ rồi. Mị bị đày đọa dã man về thể xác, trở thành công cụ lao động biết nói. “Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi.” Không ở đâu, thân phận con người lại rẻ rúng đến như vậy. Thủ pháp vật hóa không tạo nên sự hài hước, dí dỏm mà đã khắc họa chân thực, rõ nét cuộc sống khốn khổ của con người. Sức tố cáo vì thế cũng sâu sắc hơn: chính thần quyền và cường quyền phong kiến miền núi đã vùi dập cuộc sống tươi đẹp của Mị, đẩy Mị tới bước đường cùng.
day kem bien hoa voi hinh anh mi
Gia sư Minh Trí Biên Hòa nhận thấy không chỉ dừng lại ở mặt thể xác, Mị còn bị giam hãm về tinh thần. Mị trở nên vô cảm, sống mà như chết, chai sạn về ý thức, cảm xúc. “Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Căn buồng Mị nằm chẳng khác nào căn ngục thất buồn trẻ, giam hãm tuổi trẻ và khát vọng tự do. “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.”
Tóm lại. từ một cô gái trẻ trung, yêu đời, khao khát tự do, sau thời gian dài chịu áp bức nặng nề, dai dẳng của thế lực thần quyền, cường quyền phong kiến miền núi, Mị trở nên tê liệt sức phản kháng Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và kể chuyện, giữa miêu tả ngoại cảnh và tâm trạng nhân vật; lời trần thuật ở ngôi thứ ba, từ điểm nhìn bên ngoài nhưng có nhiều đoạn nhập vào ý nghĩ nhân vật, nhịp điệu chậm, giọng xót xa, thương cảm, đồng cảm… Tô Hoài đã phác họa thành công cuộc sống khốn khổ của Mị ở nhà thống lí Pá Tra.
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo