trung tâm gia sư biên hòa

Gia Sư Minh Trí Biên Hòa nói về thời gian trong bài thơ Vội Vàng

Gia Sư Minh Trí Biên Hòa thấy rằng "Vội vàng" với mười sáu dòng thơ sau chính là nỗi băn khoăn, lo lắng của Xuân Diệu trước sự chảy trôi của thời gian và sự ngắn ngủi, hữu hạn của kiếp người.

gia-su-minh-tri-bien-hoa-chia-se-anh-dong-ho-thoi-gian

Gia Sư Minh Trí Biên Hòa chia sẻ ảnh đồng hồ thời gian

"Xuân dương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lương trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời,
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa..."
Gia Sư Minh Trí Biên Hòa cho rằng các nhà thơ xưa quan niệm thời gian tuần hoàn. Vì thế, con người chết đi không phải là hư vô, mất đi mà thực chất là con người trở về với bản thể của chính mình. Trước bước đi của thời gian, con người tự cảm thấy ung dung, tự tại.
"Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trụ nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
("Cáo tật thị chúng" - Mãn Giác)

gia-su-minh-tri-bien-hoa-chia-se-anh-dong-ho-cat
Gia Sư Minh Trí Biên Hòa nhận thấy Xuân Diệu cũng như các nhà Thơ Mới với triết lý phương Tây cho rằng thời gian tuyến tính, một đi là không trở lại - "Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua - Xuân còn non nghĩa là xuân đã già". Nếu các nhà thơ xưa lấy vũ trụ làm thước đo sinh mệnh con người, thi nhân lại lấy tuổi trẻ làm thước đo cho đời người. Cho nên, "Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất". Do vậy, dẫu vũ trụ có vĩnh viễn, con người có khát khao, thời gian có tuần hoàn, nhưng tuổi trẻ lại không ở lại mãi. Giọng thơ mang đậm sự xót xa, ngậm ngùi của tác giả.

gia-su-minh-tri-bien-hoa-chia-se-anh-thoi-gian
Thời gian chảy trôi nên vạn vật nhuốm màu mất mát, chia lìa, tàn phai. Bao trùm hết mọi không gian, thời gian là cảm giác của sự phiêu tán, li biệt: "cả đất trời"; "khắp sông núi"; "mùi tháng năm"... Thiên nhiên đang ở độ tươi đẹp nhất, căng tràn nhất đã phải đau đớn từ biệt chính mình: "cơn gió xinh thì thào trong lá biếc", "chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi"...Hai câu hỏi tu từ ở cuối đoạn thơ kết hợp với từ tăng tiến: "rớm, than, hờn, đứt tiếng, sợ..." như một tiếng rên rỉ đầy đau đớn. Đặc biệt, câu thơ "Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...". Chữ "ôi" như chứa đựng cảm xúc xúc động tột bậc. Dấu "!" với điệp từ phủ định "chẳng bao giờ" như một niềm đau đớn, tiếc nuối đến hốt hoảng. Dòng thơ là lời giục giã mọi người và cũng là câu chuyển ý. Như vậy, Xuân Diệu đã cảm nhận thế giới thiên nhiên bằng tất cả cảm xúc của chính mình với mọi giác quan sẵn có.

 

HOA TIÊU

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo