Nội dung
Chủ nghĩa lãng mạn là một khuynh hướng cảm hửng thẩm mĩ được khởi nguồn tự sư khẳng định cái tôi cá nhân cá thể được giải phóng về mặt tình cảm, cảm xúc, phát huy mạnh mẽ trí tưởng tượng. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học ra đời và tồn tại vào cuối thể kỉ mười tám - nửa đầu thế kỉ mười chín, là một trong những trào lưu văn học lớn nhất ở Âu Mĩ, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển văn học toàn thế giới.
Chủ nghĩa lãng mạn với tư cách là một trào lưu văn học mới xuất hiện ở Việt Nam vào đầu những năm bao mươi của thế kỉ hai mươi. Tiền đề cơ bản và trực tiếp nhất của sự hình thành Chủ nghĩa lãng mạn cũng như phong trào Thơ Mới là sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở thành thì với những ư tưởng, tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mĩ mới; là sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa Pháp, đặc biệt là văn học lãng mạn Pháp.
Giai đoạn đầu tiên là từ năm 1932 – 1935, đây là khoảng thời gian diễn ra cuộc giao tranh quyết liệt phá vỡ các lề thói cũ để chiếm lĩnh chỗ dứng trên thi đàn. Nổi bật trong thời đoạn này là các nhà thơ như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Ngược Nhược Pháp…với bài thơ tiêu biểu “Tình già” của Phan Khôi. Do buổi đầu xuất hiện trên thi đàn, cái tôi cá nhân cá thể còn e dè, ngượng ngập, chưa bộc lộ đầy đủ những ham muốn cá nhân. Giai đoạn hai là từ năm 1936 – 1939, đây là khoảng thời gian phong trào Thơ Mới toàn thắng, cuộc tranh luận thơ mới – cũ đến đây chấm dứt. Đây là thời kì Thơ Mới rầm rộ nhất, phát triển xung mãn nhất với các cây bút tài năng như: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tế Hanh, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ…Cái tôi Thớ Mới đã không còn vẻ dè dặt, sầu mộng man mác như trước nữa mà công khai bày tỏ những ước muốn, khát vọng sống, khát vọng hưởng thụ và cả những khổ đau riêng tư của chính mình.
“Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.”
(“Cảm xúc” – Xuân Diệu)
“Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể
…
Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm màu
Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu.”
(“Cây đàn muôn điệu” – Thế Lữ)
Giai đoạn cuối cùng là từ năm 1940 – 1945, đây là khoảng thời gian Thơ Mới rơi vào khủng hoảng, bế tắc. Ở thời đoạn này, ta phải kể đến các tác giả như: Huy Cận, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Xuân thu nhã tập…Cái tôi Thơ Mới giai đoạn này thường cảm thấy chán ngán trước sự vô nghĩa của kiếp người, thường rơi vào sự hoang mang, không sao hiểu thấu chính mình.
Nó đã thực hiện một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm đối tượng, chức năng thơ ca. So với thơ ca trung đại, Thơ Mới không chỉ coi trọng chức năng giáo huấn của văn chương mà còn vừa miêu tả cuộc sống hiện thời với vẻ đẹp muôn hình muôn thể vừa cất lên tiếng lòng khát vọng cá nhân tự ý thức. Thơ Mới xem trọng cõi tinh thần thẳm sâu của mỗi cá nhân và cuộc sống xung quanh với vẻ đẹp muôn hình, muôn thể. Thơ Mới còn có những đóng góp tích cực trên phương diện nội dung tư tưởng. Nó luôn thể hiện tinh thần dân tộc và lòng yêu nước ngậm ngùi xót xa; là những cảm xúc thiết tha, trong sáng về thiên nhiên; là sự bộc bạch, giãi bày những khao khát, những rung động của con người. Đó chính là những điểm mới mẻ và thành tựu phải kể đến của phong trào Thơ Mới.
Thoát cái, bao thập kỉ đã trôi qua, vạn vật có nhiều biến thiên đổi thay, nhưng hôm nay khi nhìn lại một thời quá khứ, ta vẫn không thể bỏ qua những tác phẩm giá trị sâu sắc của phong trào Thơ Mới. Bởi lẽ, chính nhờ nó đã đem đến một đỉnh cao mới trong tiến trình văn học Việt Nam.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: