Nội dung
Trong văn học trung đại hình ảnh người phụ nữ xưa được nhắc đến không phải là ít, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có những cách thể hiện riêng để làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ theo những cách nào đó, có khen, có chê, có bênh vực, có che chở, tạo nên những sắc thái riêng biệt nổi trội nhưng cũng đồng thời làm cho bản hòa âm văn học trung đại trở nên rực rỡ hơn, đẹp đẽ hơn. Trung tâm gia sư Biên Hòa cho rằng hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Khuyến cũng khác lên mình manh áo riêng, khác biệt so với những thi sĩ khác, một cách khác rất Nguyễn Khuyến.
Trong bài thơ “Gửi người con gái xóm Đông I”, tác giả khéo léo lột tả vẻ đẹp của người thiếu nữ đương độ xuân thì, đương tuổi có thể thành gia lập thất, hội tụ đầy đủ vẻ đẹp bên ngoài lẫn nhân cách, cũng như bày tỏ tâm ý của mình một cách dí dỏm, hài hước, có pha chút nghịch ngợm của người quân tử:
“ Mượn gió đưa thư tới xóm Đông
Hỏi người thục nữ muốn chồng không
Rắp mong chờ đợi người quân tử
Hay sắp đèo bòng kẻ phú nông
Hay muốn đem thân nương đài các
Hay buồn phận bạc hóa long đong
Tình trong yểu điệu đà nên gái
Đấng bâc, coi chừng muốn lấy ông”
Hay như bài thơ “Lời gái góa”, nói lên nỗi lòng của người phụ nữ góa chồng nay được làm mai cho người chồng trẻ, tuổi xuân thì đã qua, nhan sắc cũng đã tàn phai theo giông bão cuộc đời, cũng chẳng hề thiết tha gì cuộc sống vợ chồng, dựng vợ gả chồng vì người ta yêu nhau, người ta muốn nương nhờ nhau, thế nhưng trường hợp này cũng thật éo le:
“ Chàng chẳng biết gái này gái góa
Buồn nằm suông, suông cả áo cơm
Khéo thay cái mụ tá ươm
Đem chàng trai trẻ ép làm lứa đôi
Chàng tuổi trẻ chơi bời quên nhọc
Gái già này sức vóc được bao
Muốn sao, chiều chẳng được sao
Trước tuy sum họp, sau nào được lâu?
Lấy chồng vốn nhờ câu ăn mặc
Chẳng nhờ rằng đói rách hổ ngươi
Vốn xưa cha mẹ dặn lời
Tư bôn lại phải kẻ cười người chê
Hỡi mụ hỡi, thương chi thương thế
Thương thì hay, nhưng kế chẳng hay
Thương thì gạo vải cho vay
Lấy chồng thì gái góa này xin van”
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai cho rằng tình huống trớ trêu đến độ người phụ nữ góa này phải kêu lên thương thì gạo vải cho vay, lấy chồng thì gái góa này xin van, bài thơ thực đọc vào người ta thấy bề nổi dí dỏm, hài hước, thế nhưng ẩn sau đó là cả một nỗi lòng khó mà bày tỏ.
Nguyễn Khuyến ít viết về nỗi cơ cực của người phụ nữ trong xã hội cũ, ông viết nhiều về đời sống tinh thần, ông vẽ những mảng màu tươi mới, ông khai thác những góc khuất tâm hồn người phụ nữ, bởi họ không chỉ có nhu cầu về vật chất mà họ còn có những đòi hỏi tinh thần rất con người.