Nội dung
Ông làm quan được phong tước Hầu, còn gọi là Ôn Như Hầu, quê ở làng Liễn Ngạn, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc (nay thuộc Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý. Từ nhỏ ông đã được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đón vào trong cung ăn học. Đến khi trưởng thành, Nguyễn Gia Thiều được chúa Trịnh tin dùng, giao cho giữ nhiều chức quan quan trọng. Tuy theo nghiệp võ quan nhưng Nguyễn Gia Thiều lại thích làm thơ và bàn luận về triết học. Sống trong phủ chúa lại có thời gian dài làm quan nên ông có điều kiện hiểu rõ thói hoang dâm vô độ của vua chúa cùng cảnh sống bi thảm của biết bao cung nữ.
Về sự nghiệp, Nguyễn Gia Thiều có hai tập thơ bằng chữ Hán là: “Ôn Như thi tập” (tiền, hậu tập) nhưng hiện không tìm thấy. Về chữ Nôm, ông có hai tập thơ cũng bị mất gần hết là: “Tây Hồ thi tập” và “Tứ Trai thi tập”, chỉ còn trọn vẹn tác phẩm “Cung oán ngâm”. Trong đó, “Cung oán ngâm” là một trong những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc nhất mang đậm dấu ấn đặc trưng phong cách nghệ thuật sáng tác văn chương của người nghệ sĩ Nguyễn Gia Thiều.
Đây là đề tài khá phổ biến trong văn học cổ phương Đông, nhất là ở Trung Quốc. Trong khoảng thế kỉ mười tám, nó cũng là một đề tài phổ biến của văn học Việt Nam. Thể loại của tác phẩm là ngâm khúc và dài 356 câu thơ.
Văn bản “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều viết về một người cung nữ có tài sắc, lúc đầu được nhà vua yêu chuộng nhưng chẳng bao lâu lại bị ruồng bỏ. Trong cung nàng xót thương thân phận mình, oán trách nhà vua đã phụ bạc. Nàng khao khát trở về cảnh nghèo “nhà quê” ngày trước nhưng tiếp tục bị giam cầm trong cung điện vàng son. Cuối cùng, nàng vẫn mong chờ được nhà vua nhớ đến trong nỗi niềm buồn thương đầy tuyệt vọng. Tác phẩm này tiếng kêu thương đầy đau khổ, dáng thương của người cung nữ có số phận trớ truê.
Tác phẩm “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều chứa dung những giá trị nội dung nghệ thuật sâu sắc. Đó là những quan niệm của nhà thơ về cuộc đời: cuộc đời mang màu sắc phù du, bãi bể nương dâu với nhiều thăng trầm, đổi thay:
“Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.”
Cuộc đời còn nhiều bạc bẽo và tang thương:
“Phong trần đến cả Sơn Khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này.”
Quan niệm này mang màu sắc tiêu cực nhưng vẫn cho thấy một ý niệm sâu sắc về sự sụp đổ không phương cứu chữa của xã hội phong kiến những người cung nữ có tài, có sắc.
Buổi đầu vào cung cấm, người cung nữ ấy đã xây dựng rất nhiều mông đẹp. Sau đó, họ nhận ra cảnh ngộ của mình và càng ngày càng thấm thía trong nỗi đau khổ: Con người về danh nghĩa thì có cồng mà chông chưa chết vẫn phải sống không khác gì một người vị vong.
Ngày tháng trôi qua, người cung nữ lo sợ cho nhan sắc của chính mình một ngày kia sẽ tàn tạ. Ước mơ nhỏ nhoi, kiên cố nhưng xa vời của họ là một cuộc sống nghèo khổ vật chất mà giàu tinh thần. Người cung nữ lúc nào cũng sống trong tâm trạng thấp thỏm, chờ đợi với hi vọng mong manh nhưng luôn luôn thất vọng, bế tắc. Qua đó, Nguyễn Gia Thiều vạch trần bản chất trụy lạc, vô nhận đạo của bọn vua chúa phong kiến. Tác phẩm “Cung oán ngâm” đã toát lên tiếng nói tố cáo, lên án xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, góp thêm một tiếng nói mãnh mẽ đòi cho con người có quyền sống, được hưởng hạnh phúc lứa đôi.
Không chỉ vậy, tác phẩm “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều còn là một tác phẩm thành công về mặt nghệ thuật. Đây được xem là một trong những đỉnh cao của văn học thời trung đại. Nó chứa đựng những sáng tạo độc đáo, quy chuẩn về thể thơ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, ngôn từ…. “Cung oán ngâm” xứng đáng được xem là kiệt tác của nhân loại.