Gia Sư Tại Biên Hòa Đồng Nai cho rằng “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một trong những tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà nghệ sĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Miêu tả dòng sông quê hương, ông khám phá nó dưới nhiều khía cạnh khác nhau để tạc nên những vẻ đẹp riêng, vốn có: vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp văn hóa, vẻ đẹp lịch sử…. Cảnh sắc sông Hương hiện lên với nhiều đường nét, màu sắc theo dòng thủy trình của tạo hóa. Và khi con sông ấy chảy vào thành phố Huế để ra biển, nó mang một nét đẹp đầy cổ kính và độc đáo mà không nơi nào có.
Sông Hương khi chảy vào thành phố mang một vẻ đẹp riêng, đầy mới mẻ. Sắc đẹp ấy được tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn nhận dưới nhiều góc độ. Ở cái nhìn hội họa, ta thấy “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.” Đó là chiếc cầu Tràng Tiền đã in bóng mình vào biết bao bài thơ, bài văn của những khách văn chương bao đời. Ta có thể thấy hình dáng của nó trong đoạn thơ sau:
“Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông lờ.”
“Sông Hương lơ đãng chảy
Nắng tím dưới chân cầu.”
(Đoàn Thạch Biền)
Trung tâm gia sư ở Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng chiếc cầu ấy đã tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng của dòng sông. Và cứ thế, một cách nhẹ nhàng và tự nhiên, cầu Tràng Tiền bỗng trở thành linh hồn của thành phố quê hương, là hình bóng không thể thiếu trong cảnh sắc sông Hương. Nó là một phần máu thịt không thể tách rời, không thể quên lãng trong lòng những người con xứ Huế. Bởi nó im đậm hình nét đẹp con người, chất chứa biết bao tình cảm và chở nặng yêu thương. Dưới góc độ âm nhạc, con sông toát lên vẻ đẹp trữ tình, êm dịu như điệu slow tình cảm. Đó là một điệu nhạc riêng của thành phố, nhẹ nhàng và êm đềm, không xô bồ hay quá thoáng chốc cũng giống như tính cách của những người con xứ Huế bao đời cứ mãi dịu dàng mà đắm say.
Điệu chảy lặng tờ ấy có thể cảm nhận được bằng thị giác qua “trăm ngàn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội trăng rầm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về.” Nhìn sông Hương, tác giả liên tưởng đến sông Nê – va của Lê – nin – grat. Nếu Nê – va biểu tượng cho thế giới rực rỡ, lộng lẫy: “sông Nê – va cuốn trôi những đám bang lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mùa xuân.” Thì nó cũng dễ dàng tan biến, trôi qua nhanh chóng khiến ta “cuống quýt vỗ tay, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngân ngơ trông theo.” Sông Hương lại khác. Nó mang vẻ đẹp tĩnh lặng, trầm mặc, sâu nắng của thành phố Huế nên khiến ta thêm yêu, thêm quý. Điệu chảy ấy cũng là một nét đẹp riêng, độc đáo chỉ riêng sông Hương mới có nên đã để lại ấn tượng sâu đậm, không thể phai mờ trong lòng mỗi chúng ta. Chẳng thế mà ai đó đã từng dồn nén tất cả tình cảm của mình ngày đêm thai nghén để tạo nên những dòng thơ bất hủ về con sông quê hương. Như đó:
“Con sông dùng dằng
Con sông không chảy
Sông chảy vào lòng
Nên Huế mất sông”
(Thu Bồn)
Chính sông Hương đã làm cho Huế thêm thơ mộng, sâu lắng. Và Huế đã đem đến vẻ đẹp tươi trẻ, tình tứ và cổ kính cho Hương giang. Nhắc đến Huế là nhắc đến sông Hương. Nhớ đến sông Hương là nhớ về Huế. Sông Hương và Huế tuy hai mà một, đã thật sự hòa quyện với nhau trở thành một thể thống nhất chẳng thể tách rời. “Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông…với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít lập lòe trong đêm những ánh lửa thuyền chai của một linh hồn mô tê xưa cũ.”
Gia Sư Minh Trí Biên Hòa cho rằng Sông Hương mang một dáng vẻ khác khi chia tay kinh thành để đi ra biển. Theo dòng thủy trình, dòng sông chảy đột ngột đổi dòng, rẽ sang Đông – Tây, gặp thành phố lần cuối ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Với cái nhìn lãng mạn, phong tình, tác giả đã nhân cách hóa sự chuyển dòng đó như “nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu.” Nó cũng giống như nàng Kiều trong đêm tình tự đã chí tình tình trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thế “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…” Ấy cũng là tấm lòng của người dân nơi này mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.
HOA TIÊU
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả