Không thể phủ nhận một điều “giàu thì vẫn tốt hơn nghèo”, có tiền nhiều bạn có thể trang trải các khoản sinh hoạt vật chất thoải mái hơn, có tiền bạn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình lên trong khoản tinh thần: đi chơi, đi du lịch,... Bạn sẽ chẳng phải suy nghĩ nhiều khi trả các món nợ lớn, sẵn sàng vung tay tự do để làm các công việc từ thiện
Tuy nhiên, nó không tốt hẳn hoàn toàn, đầu tiên đó là bạn không được phép phàn nàn về bất cứ điều gì khi bạn giàu có. Mọi người cứ tưởng rằng, cuộc sống của người giàu có xa hoa là cuộc sống thiên đường. Bạn không được phép tỏ ra thất vọng trước công chúng, không được phép than thở. Tức là nhu cầu thể hiện cảm xúc tiêu cực của con người. Nhưng dù giàu thì cũng là con người, vẫn có quyền được thể hiện những điều đó chứ, nhựng mọi người thì không nghĩ như vậy. Bất kể khi nào họ than thở, hay muốn chia sẻ thì họ sẽ nhận được các câu nói đại loại như: “mày giàu mà còn sợ gì nữa”, “mày giàu mà lo gì, nó bỏ mày thì mày kiếm thằng khác”,..v..v... Dẫn đến tình trạng bị ồn nén cảm xúc quá nhiều, khó lòng mà chia sẻ được cho ai, dễ cô độc.
Một nhược điểm khác nữa từ người giàu đó là còn phải thay đổi cách cư xử với mọi người. Bạn giàu có! Bạn muốn biết ai đang tốt với bạn, ai đang thích bạn hay ghét bạn, họ muốn điều gì từ bạn là từ con người bạn hay vì tiền của bạn? Nó luôn đặt bạn trong một sự nghi ngờ và dễ gây nên nhiều hiểu lầm,đáng tiếc không hay.
Sự giàu có của một gia đình có con em học kèm cũng có thể trở thành nơi đánh giá một gia sư dạy kèm ở Biên Hoà , họ dạy vì điều gì? Đồng lương hậu hĩnh và các khoản thưởng ngoài thù lao khi học sinh của họ thu được thành tích tốt hay họ dạy vì nhiệt tâm nghề nghiệp, một lòng muốn cho mấy em tiến bộ?
Tuy nhiên theo gia sư bách khoa Biên Hoà, không nên cổ võ nhiều cho việc đánh giá con người bằng đồng tiền. Nó luôn có hai mặt, sự cần thiết và sự ham muốn. Hai mặt này đôi lúc có sự lẫn lộn, đan xen nhau làm ta nhìn nhận về một con người không thể chính xác được.
Nghèo nàn, nợ nần đó cũng chưa hẳn là những tiêu cực. Theo Jeremy Karmel, “nợ nần nhiều khi chính là công cụ để bản thân đạt được mục tiêu của mình”. Đứng trước một khoản nợ mà chúng ta đã vay để phục vụ cho một nhu cầu chính đáng, sinh lợi ích về sau cho mình như việc học tập, hay buôn bán chẳng hạn thì nó chính là động lực thúc đẩy mình phải làm, phải học cho tốt hơn. Không thể thờ ơ, vì thơ ờ đồng nghĩa với việc bạn sẽ ra đường. Sự nghèo nàn chính là cơ sở xây dựng một cuộc sống giản dị, bớt ồn ào, thị phi mà nhiều người muốn theo đuổi. Bạn sẽ bớt phải nghĩ ngợi hơn, theo sự nghiên cứu 100 đối tượng người giàu và 100 đối tượng người nghèo của những nhà xã hội học người Mỹ: số người hay rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi, hay lo nghĩ chiếm % cao hơn là nằm trong số 100 đối tượng người giàu, lí do nhiều nhất là ở họ trăn trở nhiều trong các ối quan hệ gia đỉnh, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên,..v..v..
Giàu hay nghèo, dư giả hay thiếu thốn nó cũng đều mang cả hai mặt tích cực vào tiêu cực của nó. nếu chúng ta biết phát huy mặt tích cực của nó và hạn chế mặt tiêu cực đi thì chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống này đẹp hơn.
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả