DẠY KÈM BIÊN HÒA NÓI VỀ VIỆC CHỊU NGHE SỰ PHÊ PHÁN, BẠN SẼ TIẾN BỘ
Cuộc sống không ai hoàn hảo cả, chúng ta hết thảy đều biết điều đó, những sự sai sót, hạn chế của mình đôi khi chính là thế mạnh, là khả năng của người khác. Chúng ta luôn luôn cần có sự cộng tác để tăng cường mặt mạnh và cải thiện mặt yếu của lẫn nhau. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, con người không muốn tỏ ra thân thiện trước những mặt yếu của người khác. Họ thường xuyên chỉ trích, lên án, to tiếng và thậm chí phỉ báng nữa.
Điều mà trung tâm gia sư Khai Trí Biên Hoà sắp đề cập sau đây không đồng nhất với việc bạn phải nhịn nhục, mà là một cách học tập, học tập đúng đắn. Đó là phải biết lắng nghe sự phê phán của người khác đối với mình.
Con người nói chung rất ghét, rất ghét người khác lên án mình. Gần như hiển nhiên họ chỉ thích ai đó khen ngợi, tán thưởng thay vì nói những lời khó nghe. Dường như nhiều người thích sự khen ngợi quá nên hình thành nên một bộ phân người cơ hội đáp ứng lại, những người ưa nịnh bợ. Chính vì cái tính chất sâu thẳm đó trong con người cho nên để chấp nhận người khác phê phán mình là một việc làm rất khó khăn, nhưng nếu như bạn làm được thì nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về mặt học tập và hoàn thiện cá nhân bạn. Thường thường sự phê phán của người khác là gắn với các mặt yếu kém của bạn, tức là họ đang làm công việc soi mói, tìm kiếm cái xấu của bạn để nói. Nếu suy nghĩ theo một lối tích cực thì bạn cần phải cảm ơn họ, bởi vì chúng ta thường chẳng tấy khuyết điểm cảu bản thân mà chỉ hay chăm chăm vào khuyết điểm cảu người khác thôi, thì tương tự như thế họ thấy được khuyết điểm của mình chính là tạo ra cơ sở để bạn nhìn nhận lại bản thân, để sửa đổi, (nhưng chỉ là những trường hợp phê phán đúng thôi nhé).
Chỉ khi nào bạn giữ được sự điềm tĩnh trong con người bạn thì điều này mới thực hiện được, còn cứ tỏ ra cứng đầu, ngang bướng và nóng giận trước sự lên án của người khác thí khó lòng mà chúng ta nhận ra lỗi của cá nhân mà sửa đổi.
Việc làm gia sư tại Biên Hoà đôi lúc cũng chính là một thử thách cho việc lắng nghe sự phê phán. giáo viên, sinh viên một khi làm gia sư cho học sinh mà trong quá trình dạy, hay khi kết quả học tập của các em không có sự tiến triển thì nhiều khả năng họ hay bị phụ huynh chỉ trích, đôi khi sự chỉ trích đó còn mang cả vô lí nữa nhưng họ vẫn nghe. Điều gì đúng họ rút kinh nghiệm ngay để sửa chữa không tái phạm nữa, còn những điều chưa phải thì họ giữ thái độ cư xử hoà nhã để giải thích cho phụ huynh hiểu. Như thế để nói lên một điều, lắng nghe sự phê phán cũng phải biết sàng lọc, không cho sự phê phán đó là đúng cả để tự ti vào bản thân, nhưng củng không cho đó là sai cả mà tỏ thái độ tức giận, xúc phạm cái tôi của mình.
Sự khác biệt giữa những người thành công và thất bại không chỉ đến từ tài giỏi, siêng năng, sự may mắn mà còn đến từ một mặt rất quan trọng nữa, sự lắng nghe. Con người chúng ta cần có sự lắng nghe, ngay cả khi đó là những điều chói tai nhất.
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả