trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư ở Biên Hòa nói về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ vội vàng

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân."
Gia sư ở Biên Hòa thấy rằng Xuân Diệu có khát khao mãnh liệt muốn được níu giữ cái đẹp. Nhưng không thể quay ngược lại với quy luật tự nhiên, ông đành trở về với thực tại để hưởng thụ thanh sắc trần thế.

gia-su-o-bien-hoa-chia-se-anh-binh-minh-tren-bien

Gia sư ở Biên Hòa chia sẻ cảnh đẹp của biển lúc bình minh

Bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, nhà thơ vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên tươi mới, lạ lẫm. Chín dòng thơ làm sống dậy một thiên đường ngay trên mặt đất rất gần gũi, quen thuộc. Vạn vật tràn đầy xuân săc, căng tràn nhựa sống, non tơ mơn mởn: "hoa của đồng nội xanh rì" - "xanh rì" là màu xanh tươi mới, sức sống mãnh liệt; "lá của cành tơ phơ phất" - "cành tơ" là cành lá mới nhú, non tơ, mần non của sự sinh sôi nảy nở... Âm thanh rộn ràng, sôi nổi: "khúc tình si". Ánh sáng lan tỏa: "ánh sáng chớp hàng mi"... Cảnh vật náo nức, vui tươi: "thần Vui hằng gõ cửa". Điệp từ "này đây" được lặp đi lặp lại năm lần kết hợp với biện pháp liệt kê, dòng thơ dài diễn tả sự hào phóng của thiên nhiên và niềm phấn chấn tột độ của tác giả. Bao giờ cũng vậy, hồn thơ Xuân Diệu luôn thành thực là "một tâm hồn tha thiết, rạo rực, băn khoăn." (Hoài Thanh)
Gia sư ở Biên Hòa nhận thấy thi nhân còn nhìn thiên nhiên bằng đôi mắt luyến ái đã tình yêu hóa cảnh vật chứa đựng khát vọng chiễm hữu. Vì thế, vườn xuân đã trở thành vườn tình. Đó là một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đang khêu gợi. Vạn vật có đôi, có lứa: ong bướm đang ở "tuần tháng mật" - tuần trăng mật; "yến anh", chim yến, chim anh, con trống, con mái quấn quýt nhau như sự quấn quýt trong tình yêu nam nữ, vợ chồng; "khúc tình si" là khúc ca mê đắm của tình yêu; "cành tơ phơ phất" - chữ "phơ phất" đầy giao cảm và luyến ái. Vạn vật tình từ, nồng nàn, đều đang ở độ sung mãn nhất, tươi trẻ nhất, hạnh phúc nhất.

gia-su-o-bien-hoa-chia-se-canh-dep-quang-ninh
Xuân Diệu quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân, tình nhân tràn trề xuân sắc, trong đó con người là chuẩn mực của cái đẹp. "Và này đây ánh sáng chớp hàng mi" là hình ảnh táo bạo với cách so sánh mới mẻ. Ánh sáng đẹp như cái chớp mi của con gái đẹp. Đẹp nhất vẫn là câu thơ "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần". "Tháng Giêng" vốn vô hình nay lại hữu hình "cặp môi gần", quyến rũ, căng đầy. "Ngon" - rất trần thế. "Ngon" - đỉnh cao của mọi cảm xúc. Xuân Diệu đã cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả mọi giác quan: thị giác, vị giác, xúc giác, cảm giác... Dòng thơ làm cho người đọc có cảm tưởng tháng giêng mơn mởn to non đầy sức sống thanh tân kia sao mà quyến rũ - tháng giêng mang trong nó sức quyến rũ không thể nào cưỡng lại được của một người tình rạo rực, trinh nguyên. Xuân Diệu hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình.
Tuy nhiên, dù cho có nồng nàn, thiết tha đến đâu, Xuân Diệu vẫn đau đớn nhận ra sự sống vốn mong manh, dễ tan vỡ của cái đẹp. Hai dòng thơ cuối diễn tả cảm xúc hụt hẫng, tiếc thương của thi nhân trước bước đi của thời gian.

 

HOA TIÊU

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo