Gia sư Biên Hòa thấy rằng nhà phê bình Vũ Ngọc Phan từng viết:" Xuân Diệu là người đã đem đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất." Phải chăng vì thế, "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới." (Trích "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh)?
Tại sao nhà phê bình Hoài Thanh lại cho rằng:" Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới." Mới ở chỗ nào? Và mới ra sao?
Trung tâm gia sư sư phạm Biên Hòa chia sẻ ảnh nhà thơ Xuân Diệu
Trước hết, Xuân Diêu là thành viên tích cực của phòng trào Thơ Mới, thuộc lớp nhà thơ giai đoạn 1932-1945. Thi nhân là một trong những người ủng hộ , góp phần cho sự thắng lợi của phong trào - "Tao đàn đại nguyên súy". Thơ ông đại diện đầy đủ những đặc trưng, tính chất của Thớ Mới: ca ngợi tôn vinh vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống với khát khao khẳng định cái tôi cá nhân cá thê giữa cuộc đời; hình thức nghệ thuật có sự cách tân toàn diện so với thơ truyền thống. Xuân Diêu "mới nhất" tức là tiêu biểu nhất, thể hiện đầy đủ nhất sắc thái sự bùng nổ cái tôi mới mẻ trước cách mạng tháng tám. Mới mẻ hoàn toàn cả về nội dung và nghệ thuật so với các nhà thơ khác. Chẳng thế mà người đời tôn xưng ông với những danh hiệu cao quý:" hoàng tử thi ca"; "ông hoàng thơ tình"; "chủ tướng của phòng trào Thơ Mới"...
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai cho rằng chỉ môt câu ngắn gọn, Hoài Thanh đã khái quát đầy đủ và khẳng định chính xác vị trí, vai trò cũng như những đóng góp to lớn của Xuân Diệu dành cho phong trào Thơ Mới noi riêng, thi ca hiện đại Việt Nam nói chung.
Trung tâm gia sư Biên Hòa cho rằng để hiểu rõ hơn lời nhận xét của Hoài Thanh, việc tìm hiểu về con người và cuộc đời của Xuân Diệu là vô cùng quan trọng. Về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, ông bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1935 và đầy đủ tài năng từ năm 1937, nhất là khi xuất bản "Thơ thơ" (1938) và "Phấn thông vàng" (1938). Khi mới ra mắt trên tao đàn, Xuân Diệu gây được một tiếng vang lớn trong lòng ban đọc. Với văn nghiệp của mình, hơn năm mươi tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, Xuân Diệu xứng đáng được xem là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Về con người, ông là người có đức tính cần cù, kiên nhẫn. Ở ông, học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo vừa là quyết tâm khắc khổ, vừa là lẽ sống, niềm say mê lớn. Không chỉ vậy, nhà thơ luôn khát khao giao cảm và tìm kiếm sự cảm thông ở người đọc. Một mặt, ông là trí thức Tây học, mặt khác xuất thân từ gia đình nhà nho, nên hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây hòa hợp một cách hài hòa trong tư tưởng và tình cảm thẩm mĩ. Tất nhiên, văn hóa văn học phương Tây vẫn có ảnh hưởng sâu đậm hơn cả. Đặc biệt, đó là sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa, văn học lãng mạn Pháp với thuyết tương giao mới mẻ. Chính những yếu tố trên, con người, cuộc đời cũng như văn nghiệp của ông đã tạo nên hồn thơ Xuân Diệu - "mới nhất trong các nhà thơ Mới".
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả