Gia sư tại Biên Hòa nói về tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến
Con người ta sống ở đời có lẽ có rất nhiều lý do để cười. Vui thì cười, hạnh phúc thì cười, thế nhưng có những người đau khổ cũng cười, tiếng cười xót xa, người ta chế nhạo người khác, người ta cũng cười, cười khinh bỉ. Trong thơ Nguyễn Khuyến tiếng cười cất lên với nhiều sắc thái, ông hạnh phúc ông cười, ông chán nản, ông cũng cười, tiếng cười chua xót biết bao !
Đầu tiên Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai kể đến tiếng cười hạnh phúc của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Mừng con dựng được nhà”:
“Nghĩ ta, ta cũng sướng ru mà
Mừng thấy con ta dựng được nhà”
Tác giả vui vì con trai đã dựng được nhà riêng, bước đầu để cuộc sóng dần ổn định và đỡ vất vả, thứ nữa là tuổi của Nguyễn Khuyến đã cao, nên không thể cứ mãi lo lắng cho các con, vậy nên ông cảm thấy như trút được nỗi lo lắng của bản thân, ông cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hòa mình vào bữa tiệc rượu nho nhỏ của nhà con trai, đối đáp dăm ba câu thơ cho vui bữa, cùng nhau nghĩ về viễn cảnh tương lai tốt đẹp hơn.
Cũng là tâm trạng vui tươi, hóm hỉnh, tác giả cũng bật cười trong bài thơ “Nhất vợ nhì giời”:
“Nghĩ chuyện trần gian cũng nực cười
Giời nào hơn vợ, vợ hơn giời”
Sắc thái bài thơ không hề có ý giễu cợt, chỉ là một chút ý trêu đùa, so sánh nhẹ nhàng giữa vợ và giời mà thôi. Đọc vào ta thấy được Nguyễn Khuyến không những là một người trọng tình nghĩa mà còn là con người hóm hỉnh, thú vị biết bao.
Bài thơ “Chế ông đỗ Cử Lộc” cũng mang lại cho người ta tiếng cười, thế nhưng đây là tiếng cười chế giễu sâu cay, việc dùng những từ như là: giày cóc gặm, vẻ thầy như vẻ con tôm hay là văn dai như chão,… đã cho ta thấy được bộ dạng của một ông thầy hội tụ các nét xấu đáng phê phán, dáng người con như con tôm, khăn tay thì nhuộm mùi nước điếu, quần áo bẩn ngại giặt vì sợ phai màu, giày rách tả tơi cố khâu vụng về, còn bị cô đầu nói móc rằng anh chẳng sang mà cũng chẳng giàu.
Nguyễn Khuyến chỉ ra những thiếu sót về vẻ bề ngoài để nói lên được nội tâm cần phải thay đổi, tính tình cần phải đổi khác chứ thế là không ổn. Cũng lại là một tiếng cười, cười thấu tận tim gan.
Trung tâm gia sư ở Biên Hòa nhận thấy rằng tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến rất giàu màu sắc, thể hiện qua nhiều cung bậc khác nhau, nó có thể đem đến cho bạn đọc sự mãn nguyện hay sự day dắt qua những vần thơ tưởng chừng như chỉ để chơi, chỉ để nói cho vui, thế nhưng đọc xong đó rồi vẫn cứ day dứt, phải nghĩ lại sao cho đúng, cho chuẩn.
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả