trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư ở Biên Hòa nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Trung tâm gia sư ở Biên Hòa thấy rằng trong tất cả các nhà văn, nhà thơ mà em đã học qua, em ấn tượng nhất là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Thơ của ông vừa gần gũi, giản dị vừa giàu hình ảnh như thấy cả một vùng trời nông thôn Việt Nam trải ra trước mắt.
       Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943 tại Thừa Thiên - Huế ) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ như: Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm, Lê Anh Xuân…. Vì là lớp nhà thơ trưởng thành từ ghế nhà trường, không chỉ có trình độ văn hóa, niềm say mê lý tưởng mà còn có mặt trực tiếp trong cuộc kháng chiến dân tộc nên ông ý thức cao về vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ về đất nước. Bản thân ông tham gia trực tiếp vào phong trào đấu tranh sinh viên nên thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén mang tâm tư của người trí thức. Những trang thơ của ông  nóng bỏng, nhiệt tình yêu nước và hiện thực kháng chiến của dân tộc.

trung-tam-gia-su-o-bien-hoa-chia-se-anh-dat-nuoc
       Trung tâm gia sư ở Biên Hòa nhận thấy trong khoảng thời gian kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ, với những tập thơ và trường ca viết trên chiến khu (Đất ngoại ô, 1973; và Mặt đường khát vọng, 1974) Nguyễn Khoa Điềm đã góp công nâng bước chân của biết bao người, những con người đã đổ máu và hát ca trên đường ra trận (Trên đường). Còn nhớ ở ông một giọng thơ chính luận cao sang và thuyết phục, đằm sâu mà ngân vang, chan chứa cảm hứng lãng mạn với rung động lớn lao của thời đại, mà vẫn ngân nga những ước ao thầm kín trong trái tim những chàng trai, cô gái khắp các ngả đường hành quân. Những chàng trai, cô gái ấy, nay đã không còn trẻ nữa, nhưng họ đã rắn rỏi lên về tinh thần với những vần thơ ngợi ca Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

trung-tam-gia-su-o-bien-hoa-chia-se-anh-nha-tho-nguyen-khoa-diem

Trung tâm gia sư ở Biên Hòa chia sẻ ảnh nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

       Sau chiến tranh, dù công việc bận rộn, Nguyễn Khoa Điềm vẫn tiếp tục làm thơ. Tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986) và Cõi lặng (2007) gồm những bài thơ viết trong khoảng thời gian sau chiến tranh. Thơ Nguyễn Khoa Điềm từ đây mở ra những gì trước kia thơ ông chưa kịp nói. Vì vậy, trang thơ phong phú hơn, phức tạp hơn, đánh dấu một giai đoạn mới, với một bút pháp khác trước. Nó có xôn xao trong tâm hồn, có ưu tư của đắng cay từng trải nhưng cũng đầy lạc quan.
       Cùng với thời gian, hình ảnh một nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có tấm lòng nồng nàn yêu nước và những bài thơ, tập thơ tuyệt vời của ông sẽ trường tồn trong lòng người đọc. Bây giờ đọc lại những bài thơ trước đây của ông, nhiều người vẫn còn thấy mới, thấy lạ, có một sự say mê đến lạ lùng. Thế mới biết, thơ hay luôn còn lại với thời gian, còn lại trong tâm hồn người đọc.

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo