Nội dung
Ông tên đầy đủ là Cù Huy Cận, sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo, có gốc ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Âm, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Từ năm 1942, ông tham gia tích cực vào phong trào sinh viên yêu nước, từ đó hăng say tham gia các phong trào văn nghệ phục vụ cách mạng và giữ các chực vụ quan trọng trong Chính phủ và trong Hội Liên hiệp Văn học Việt Nam. Sau cách mạng tháng tám, thơ Huy Cận vui tươi hơn, hòa cùng niềm vui chung của toàn dân tộc. Năm 1996, ông được tặng giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Năm 2001, Huy Cận được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm thơ thế giới.
Về sự nghiệp sáng tác văn chương, Huy Cận có nhiều tác phẩm hay và thuộc vào hàng đặc sắc. Trước cách mạng tháng tám, Huy Cận là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ Mới. Thơ Huy Cận trong giai đoạn này nổi tiếng với tập thơ “Lửa thiêng” – tập thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng tháng tám. Đó là một nỗi buồn mênh mang, da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, tạo cảm giác cô đơn rợn ngợp. Trước vũ trụ bao la, con người thật nhỏ bé và cô đợn. Đó là tâm trạng chung của các nhà Thơ Mới. Tâm trạng của thế hệ thanh niên rơi vào tình trạng không tìm ra ý nghĩa của cuộc đời nên trong họ luôn chứa chất tâm sự thời cuộc. Sau cách mạng tháng tám, Huy Cận có các tập thơ tiêu biểu như: Trời mỗi ngày lại sáng; Đất nở hoa; Bài thơ cuộc đời; Hai bàn tay em; Những năm sáu mươi; Chiến trường gần đến chiến trường xa; Ngày hằng sống, ngày hằng thơ…
“Cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh.” (Hoài Thanh) Thơ ông còn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển Đường thi với yếu tố Thơ Mới. Các tác phẩm luôn là sự hòa hợp trong mối sầu vạn kỉ của Huy Cận là cả nỗi sầu vũ trụ và thế nhân từng chan chứa với nỗi cô đơn của cái tôi cá nhân cá thể thời kì Thơ Mới. Hình ảnh điện hình nhất của “cái tôi” trong “Lửa thiêng” là kẻ lữ thứ bơ vơ trong không gian vô cùng vô tận, trôi dạt trong thời gian vô thủy vô chung; là sự kết hợp hào hòa giữa hệ thống thi pháp của thơ Đường thi với những nét thi pháp đặc trưng của thơ tượng trưng Pháp.
Bài thơ “Tràng giang” tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận. Tác phẩm được trích trong tập “Lửa thiêng” (1940). Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thơ ca cổ điển và tâm sự thời đại. Đây là một bài thơ được sông Hồng gợi tứ vào năm 1939, khi Huy Cận đang là sinh viên. Một buổi chiều, nhà thơ đứng ở bờ Nam Bến Chèn ngắm dòng sông Hồng mênh mông, rợn ngợp, cảm xúc trước dòng sông mênh mông, trước thực tại đất nước, ông đã sáng tác bài thơ này.
“Tràng giang” là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm “ang” đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ “Tràng giang” mang sắc thái cổ điển, trang nhã gợi liên tưởng dòng Trường giang trong thơ Đường thi – dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng. Bài thơ đã đem đến cho người đọc những cảm xúc đẹp nhất về nỗi buồn, nỗi sầu thế hệ, sự bất lực đầy đau đớn khi chứng kiến những đổi thay không ngờ của đất nước. Nỗi buồn cũng chính là đặc trưng nổi bật trong thơ Huy Cận. Nhờ vậy, qua bài thơ này, ta không chỉ hiểu thêm phong cách sáng tạo nghệ thuật của ông mà còn hiểu hơn về chính cuộc đời, tính cách của tác giả. Đó chính là giá trị sâu sắc mà tác phẩm “Tràng giang” đã đem lại cho chúng ta.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: