Nội dung
Ông quê ở làng Nhân Mục, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nhà văn học tới bậc thành chung và sau đó tham gia vào cách mạng, chiến đầu tích cực vì sự nghiệp của dân tộc.
Về sự nghiệp văn học, ông cầm bút từ đầu những năm của thế kỉ hai mươi, với các tác phẩm tiêu biểu như: Ngọn đèn dầu lạc (1939); Vang bóng một thời (1940); Chiếc lư đồng mắt cua (1941); Tàn đèn dầu lạc (1941); Một chuyến đi (1938); Tùy bút (1941); Thiếu quê hương (1940); Tóc chị Hoài (1943); Tùy bút II (1943); Nguyễn (1945); Chùa Đàn (1946); Đường vui (1949); Tình chiến dịch (1950); Thắng càn (1953); Chú Giao làng Seo (1953); Đi thăm Trung Hoa (1955); Tùy bút kháng chiến (1955); Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956); Truyện một cái thuyền đất (1958); Tùy bút Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972); Ký (1976); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981); Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988); Tú Xương; Yêu ngôn (2000, sau khi mất); Ký Cô Tô (1965)…
…Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu và xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam mới. Năm 1948 – 1958, nhà văn ấy từng giữ chức vụ Tổng thư kí của Hội Văn nghệ Việt Nam. Nguyễn Tuân được đánh giá là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Và với những đóng góp to lớn của riêng mình, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật vào năm 1996.
Ông là một người có ý thức cá nhân phát triển rất cao độ, một người rất mực tài hoa, uyên bác và là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Chẳng thế mà Paustopxki từng nhận xét: “Đọc Nguyễn Tuân có người đã gọi Nguyễn Tuân là một người đi tìm cái đẹp, không chỉ vậy, ông còn là người dẫn đường đến xử sở của cái đẹp.”
Về quá trình sáng tác và các đề tài chính, trước cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân viết về bốn đề tài chính. Đó là chủ nghĩa xê dịch, với tác phẩm chính như: “Một chuyến đi”; “Thiếu quê hương”…Với tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc, khát khao thay đổi cảm giá để gắn bó thiết tha với cảnh sắc và hương vị của đất nước, Nguyễn Tuân chủ trương đi không cần mục đích, chỉ cốt luôn luôn thay đổi để tìm cảm giác mới lạ, thoát ly mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội. Vang bóng một thời là đề tài thứ hai với tác phẩm nổi tiếng “Vang bóng một thời”. Để truyền tải tư tưởng của mình, ông đã khắc họa lại vẻ đẹp của quá khứ - thời phong kiến đã qua nhưng dư âm vẫn còn vang lại mãi. Ông miêu tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người, đầy nghi lẽ nhịp nhàng. Nhưng con người được miêu tả là những người thuộc lớp nhà Nho tài hoa, bất đắc chí, tuy đã thất thế, thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân như Huấn Cao, Viên quản ngục…
Qua đó thể hiện khát khao một thế giới tinh kiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cách của nghệ thuật. Và đề tài cuối cùng là yêu ngôn với “Chùa đàn”, “Liêu trai chí dị”… viết về thế giới hoang đường, ma quỷ. Sau cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước với “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước, nhân dân trong chiến đấu và lao động trong tùy bút “Sông Đà”. Dù viết về ai hay điều gì, văn chương của ông đều thể hiện thái độ ngông nghênh, kiêu bạc trước cuộc đời và luôn tiếp cận mọi sự vật ở phương diện mĩ thuật văn hóa, mang vẻ đẹp của sự uyên bác, tài hoa và độc đáo với ngôn ngữ sáng tạo, độc đáo, kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn giàu tính tạo hình, nhịp điệu.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: