trung tâm gia sư biên hòa

hb menu Nội dung

Gia sư biên hòa chia sẻ một số thái cực đối lập trong thơ Nguyễn Khuyến

    Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng, và là nhà Nho yêu nước, thơ của ông thấm đượm tình cảm lớn dành cho quê hương đất nước và tình cảm riêng sầu kín dành cho  gia đình và người thân. Trong thơ ông không phải cái gì cũng tuân theo một chiều kích nhất định, mà nó luôn luôn vận động, luôn luôn tồn tại song song hoặc có lúc đối lập, Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai sẽ tìm hiểu một số thái cực đối lập trong thơ Nguyễn Khuyến qua một vài bài thơ cụ thể.
    Đầu tiên ta cùng tìm hiểu bài thơ đầu tiên, đó là bài “Thu điếu”:
    “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
    Sóng nước theo làn hơi gợn tí
    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
    Tựa gối buông cần lâu chẳng được
    Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

nghi luan bai tho thu dieu cua nguyen khuyen
    Đọc bài thơ ta có thể hình dung ra được một bức tranh làng cảnh vùng quê Bắc Bộ điển hình, bình yên và đẹp đẽ, có sự xuất hiện của những sự vật điển hình như ao nước, thuyền câu bé, ngõ trúc, và ta có thể hình dung được sự xuất hiện của một lão nông giản dị, chất phác, tôi nghĩ rằng hai thái cực đối lập trong bài thơ này chính là tĩnh và động. Ao thu, chiếc thuyền câu, ngõ trúc vắng tênh là những sự vật tĩnh, sóng nước hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, cá đớp động dưới chân bèo là những sự vật động. cái tĩnh và cái động trong bài thơ này là những sự thể hiện nhẹ nhàng, chắc hẳn lòng tác giả phải an nhiên biết bao mới có thể nhận ra những điều đó, dù chỉ ra đây là hai thái cực đối lập, thế nhưng chúng lại có mối quan hệ đặc biệt, cái tĩnh sẽ làm nền cho cái động và ngược lại, cái tĩnh lặng sẽ làm nền cho những sự chuyển động dù cho là nhẹ nhất, và cái động ở những vật thể bé nhỏ sẽ làm nền cho cái tĩnh của cảnh vật cũng như cái tĩnh của tâm hồn con người.
    Thái cực đối lập thứ hai mà Trung tâm gia sư ở Biên Hòa muốn nhắc đến ở đây, nó được thể hiện trong bài thơ “Vịnh tiến sĩ giấy”:
    “Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
    Cũng gọi ông nghè có kém ai
    Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
    Nét son điểm rõ mặt văn khôi
    Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
    Cái giá khoa danh thế mới hời
    Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe
    Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”

tim gia su tai nha o bien hoa(1)
    Nếu như ở bài thơ “Thu điếu”, hai thái cực đối lập xuất hiện đồng thời, thì trong bài thơ này, chỉ có một thái cực xuất hiện, đó là hình nhân Tiến sĩ giấy giả, thế nhưng ta nó vẫn giúp ta liên tưởng đến được ông Tiến sĩ thật. Tiến sĩ giấy ở trong bài thơ được làm từ những vật liệu đơn giản, rõ ràng mục đích làm tiến sĩ giấy là tốt, thế tại sao trong bài thơ này ta lại cảm thấy rẻ rúng như vậy. Tiến sĩ thật oai phong lẫm liệt, giỏi giang chừng nào thì tiến sĩ giấy lại giống trò hề, ấy mới biết được bản chất thi cử của nước ta thời đấy.
    Những thái cự đối lập xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến không phải ít, chúng có thể đan xen hoặc nâng đỡ nhau nhằm thực hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả.

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo