Trung tâm gia sư Quận Thủ Đức nghe nhiều người kể lại, Thạch Lam là con người hiền hậu, thương người, sống tình cảm, ân cần, chu đáo, được mọi người yêu quý, mến trọng. Hơn nữa, thuở nhỏ, ông sống chủ yếu ở Hải Dương, một vùng quê nghèo khó. Phải chăng do sống ở nông thôn, cạnh những người dân nghèo hiền hậu, chứng kiến những cảnh đời lam lũ, vất vả, Thạch Lam hay nhạy cảm, dễ xúc động trước những con người nơi đáy cùng xã hội? Và phải chăng cũng vì thế mà văn phong của ông rất bình dị, gần gũi, có cảm tưởng như lời tâm tình, trò chuyện của những con người thực quanh ta?
Sáng tác văn chương, ông quan niệm: "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm phong phú và trong sạch hơn.
Trung tâm gia sư Quận Thủ Đức nhận thấy với Thạch Lam cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường. Công việc của nhà văn là phải hiểu về cái đẹp ở chính chỗ mà người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức. Và "nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực, tức tìm thấy tâm hồn của mọi người qua tâm hồn của chính mình. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lý của người ngoài." Viết truyện ngắn, Thạch Lam không chỉ đơn thuần là kể và tả mà đó còn là những lời tâm sự tận đáy lòng, những suy nghĩ chân thực, những xúc cảm mạnh mẽ của nhà văn về con người và cuộc đời hàng ngày.
Trung tâm gia sư Quận Thủ Đức cho rằng, điều tạo nên giọng điệu tâm tình trong văn Thạch Lam chủ yếu là lòng thương người, trái tim ân cần mẫn cảm, tâm hồn nhạy cảm sâu sắc của nhà văn trước sự sống của mọi người xung quanh.
Tóm lại, Phan Cự Đệ đã rất sâu sắc khi cho rằng nét riêng trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam là truyện ngắn tâm tình. Nét tâm tình đó được thể hiện xuyên suôt trong mọi tác phẩm, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Tất cả những yếu đó đó được hòa quyện và trộn lẫn với nhau để tạo nên những trang văn bất hủ mang tên Thạch Lam. Chúng ta, những con người của hôm qua, hôm nay và mai sau mãi mãi tiếp nhận và giữ gìn những giá trị chân chính của văn chương nghệ thuật nghìn đời.
HOA TIÊU