Gia Sư Ở Quận Bình Thạnh thấy rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn có hai phong cách nghệ thuật theo hai giai đoạn: trước thập kỉ 80 của thế kỉ XX, ngòi bút của ông mang khuynh hướng sử thi, trữ tình lãng mạn. Từ thập kỉ 80 trở về sau chuyển sang cảm hứng thế sự với triết lý đời thường, khám phá vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc sống cùng với những đặc sắc nghệ thuật chưa từng được khai phá. Trong số những tác phẩm của ông thì văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” (sáng tác năm 1983, in trong tập “Bến quê”) là một tác phẩm có đặc sắc nghệ thuật độc đáo nhất.
Thứ nhất, tác phẩm xây dựng được tình huống truyện độc đáo khi tạo ra được hai nghịch lý tưởng chừng như không thể tồn tại được trong cuộc sống này: một là người đàn ông đánh vợ không phải vì vũ phu nhưng vì áp lực cuộc sống đè nặng lên vai anh ta nên anh chọn cách đánh vơ để giải tỏa những áp lực đó, còn người vợ thì cam chịu bị đánh đập chỉ mong giữ gìn hạnh phúc gia đình. Hai là người đàn bà trong thất học và quê kệch ấy lại là người có kinh nghiệm sống và từng trải hơn cả.
Thứ hai, nghệ thuật trần thuật với lời văn giản dị, giàu tính triết lý dù không có những câu văn triết lý. Chất lý luận ấy toát ra từ nội dung của truyện: qua thông điệp thẩm mĩ tác giả muốn nói tới (cần đẩy lùi cái đói nghèo để người dân có một cuộc sống ổn định hơn) và ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Thứ ba, sự quan sát tinh tế và rung cảm đầy chất thơ đã tạo nên một câu chuyện có những yếu tố gây bất ngờ: cảnh biển đẹp như bức tranh nhưng sau đó là sự cực nhọc, bạo lực trong gia đình…
Cuối cùng là hệ thống hình ảnh giàu hình tượng với nhiều ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ.
Gia Sư Ở Quận Bình Thạnh thấy rằng hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, “ngoài xa” vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng: tả thực khi Phùng chụp hình ở ngoài xa, hay sự xa rời cuộc sống, xa rời thực tế của Phùng ; còn biểu tượng là màn sương hồng bao quanh con thuyền. Ban đầu Phùng nghĩ cái đẹp chỉ là đạo đức, nhưng khi tiếp xúc với gia đình làng chài thì anh mới hiểu được đạo đức là phải cái thiện, cái đẹp phải là gốc của cái thiện.
Hình ảnh chiếc xe tăng hỏng là hình ảnh ẩn dụ của chiến tranh đã kết thúc. Còn một chiếc “xe tăng” khác, đó là “xe tăng” của sự nghèo đói, bạo lực gia đình. Chiến tranh đã qua đi, nhưng con người lại còn phải đối mặt với nhiều vấn đề của thực tế. Hòa bình lặp lại, là lúc đất nước phải rơi vào tình trạng đói nghèo, hậu quả chiến tranh đã tác động và quá nặng nề làm cuộc sống của con người phải chịu nhiều cực khổ.
Gia Sư Ở Quận Bình Thạnh nhận thấy hình ảnh người đàn bà bước ra từ bức tranh. Đó không chỉ là một người đàn bà, một gia đình cụ thể mà còn là bao nhiêu người đàn bà, bao nhiêu gia đình mà nghệ thuật phải hướng tới. Nói cách khách, người đàn bà chính là hiện thân của những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đang phải chật vật phải kiếm miếng cơm manh áo, bị tước đi quyền hạnh phúc và chịu dựng nhiều điều bất hạnh không đáng có. Không chỉ dừng lại ở thương yêu, chúng ta cần phải sẻ chia mà còn phải giúp họ giải quyết những nghịch lý của đói nghèo và lạc hậu, phải làm sao để cải thiện cuộc sống con người bằng những giá trị vật chất cụ thể sau đó là đời sống tinh thần.
Gia Sư Ở Quận Bình Thạnh cho rằng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ là truyện ngắn mà đó còn là tâm tư tình cảm của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đó là trách nhiệm của người nghệ sĩ trong cuộc sống. Khi hòa bình đã lặp lại thì người nghệ sĩ cũng phải chung tay đẩy lùi đói nghèo và lạc hậu, một cuộc chiến không có tiếng súng nhưng dai dẳng và khốc liệt. Và rộng hơn cả, tác phẩm là hồi chuông báo động, đã dấy lên trong lòng mỗi chúng ta một tiếng gọi của tình yêu thương, phải làm sao để cùng nhau cải thiện cuộc sống quanh mình, làm giàu đẹp cho bản thân và toàn xã hội để ai ai cũng được sống và hưởng hạnh phúc mà mình đáng có.