Nội dung
Gia sư uy tín Thủ Đức thấy rằng Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, thơ của ông thể hiện sự thương cảm cho những số phận đau thương cũng như phát hiện và khai thác được vẻ đẹp tâm hồn của họ. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du lấy cảm hứng từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân của Trung Quốc là tác phẩm tạo được tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc cho tới ngày nay, trong đó đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (thuộc phần thứ nhất “gặp gỡ và đính ước”) là đoạn trích khai thác được cả vẻ đẹp thiên nhiên lẫn tâm hồn con người.
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
Cảnh ngày xuân được thể hiện ngay trong câu đầu tiên. Thời gian của mùa xuân đã trôi qua được hai phần ba nhưng ánh sáng của mùa xuân-tiết thanh minh-vẫn còn rực sáng vào tháng ba ấy.
Đây cũng là thời gian cây cối đâm chồi nảy lộc và vẻ đẹp của ngày xuân được thể hiện qua câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Gia sư uy tín Thủ Đức thấy rằng lời thơ gợi tả một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, trải dài và phủ trên bề mặt không gian ấy là một thảm cỏ xanh rất non tạo nên một sức sống mãnh liệt mang lại cảm giác dịu êm, thanh bình. Khung cảnh ấy càng đẹp hơn nữa khi có thêm vài bông hoa lê trắng điểm xuyết, trên cái nên xanh xanh ấy có thêm một gam màu hài hòa.
Chỉ bằng đôi ba nét chấm phá nhưng nhưng nhà thơ Nguyễn Du đã phác họa khung cảnh thiên nhiên thật sinh động, tràn đầy sức sống.
Tám câu thơ tiếp theo nói về cảnh lễ hội ngày xuân và lễ tảo mộ theo truyền thống ngày tết. Nhân những ngày xuân còn chưa tàn, Thúy Kiều và Thúy Vân cũng tranh thủ đi tảo mộ của người thân để thể hiện sự biết ơn với tổ tiên.
Mọi người cùng vui xuân trong khung cảnh thiên nhiên thật tươi đẹp và rạng rỡ được thể hiện qua các câu thơ:
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”
Ngày tết có nam thanh nữ tú, “ngựa xe” cùng với những trang phục đặc sắc và độc đáo đã tạo nên cho ngày hội một khung cảnh đông đúc nhưng tràn ngập màu sắc cũng như sự tươi trẻ của con người. Đoạn thơ còn cho thấy con người sống với lòng biết ơn và tình yêu thiên nhiên, gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp.
“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.”
Sau khi vui chơi và tảo mộ xong thì trời cũng đã ngả chiều, chị em Thúy Kiều Thúy Vân cùng nhau ra về:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Thời gian được miêu tả là vào buổi chiều tối, khi “bóng ngả về tây” còn không gian thì như nhỏ dần lại phù hợp với tâm trạng của con người giờ đây đang có chút tiếc nuối, thơ thẩn cho một ngày vui đang tàn dần.
“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Gia sư uy tín Thủ Đức thấy rằng những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” vừa biểu đạt sắc thái, cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng của con người. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về ngày vui đã tàn để nhường chỗ cho những linh cảm mà Nguyễn Du đã dự cảm trước qua việc Kiều gặp nấm mồ Đào Tiên.
Bằng ngôn ngữ giản dị nhưng được chọn lọc tinh tế, thể thơ lục bát nhuần nhuyễn và bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã rất thành công trong việc miêu tả cảnh ngày xuân và tâm trạng của con người trong ngày tiết thanh minh đó.
Chắc chắn phải là con người có tình yêu với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và tha thiết với đời mới thể hiện được những vần thơ mang tầm cỡ tuyệt tác như thế. Đó cũng lý do tại sao Nguyễn Du trở thành đại thi hào của dân tộc và Danh nhân văn hóa của thế giới.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: