Trung tâm gia sư ở Thủ Đức thấy rằng điểm ấn tượng đầu tiên về dòng Hương giang là cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Cũng giống như mạch văn mà Nguyễn Tuân đã viết về sông Đà, Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sông Hương dọc theo dòng chảy của nó. Nhưng khác với Nguyễn Tuân, với cá tính dịu dàng của người con xứ Huế, cách viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại gợi cho người đọc cảm giác của một cái gì đó dịu nhẹ cứ len lỏi miên man rồi từ từ thấm vào hồn người, làm trỗi dậy một cách trầm tĩnh cái tình yêu mê man, say đắm đối với dòng sông mang nét đẹp văn hóa xứ sở.
Nếu dòng sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của những con thác nơi đại ngàn, dù nơi nước lặng vẫn mang đầy vẻ ban sơ, hoang dại “như một bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” thì dòng sông Hương lại mang vẻ đẹp của người con gái dữ dằn ở rừng già nơi thượng nguồn. Đó là một cô gái tràn đầy sức sống mãnh liệt, hoang dại và cá tính.
Trung tâm gia sư ở Thủ Đức cho rằng với sự liên tưởng mới mẻ, tác giả ví sông Hương là “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn.” Nhà văn đã nhân hóa dòng sông giống như “một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, đã được rừng già hun đúc “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.” Cũng có lúc, cô gái ấy trở nên rất đỗi “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.” Và điểm đặc biệt nhất của sông Hương chính là thuộc về một thành phố duy nhất.
Sông Hương đã trở thành niềm tự hào, là biểu tượng của con người vùng đất cố đô. Dòng sông này đã trở thành cái nôi của nền văn hóa xứ Huế, nuôi dưỡng những con người vừa bản lĩnh, cứng cỏi vừa dịu dàng, trí tuệ. Bằng những từ ngữ gợi cảm kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật, dòng sông Hương ở thượng nguồn hiện lên thật sinh động. Và đó cũng chính là điểm thu hút đã hấp dẫn chúng ta, khơi gợi cảm tình sâu đậm để rung lên thành những dòng chảy cảm xúc mãnh kiệt kết thành những trang văn bất hủ trong các tác phẩm của người con xứ Huế - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Trung tâm gia sư ở Thủ Đức thấy rằng nhờ có sông Hương, trang văn của ông trở nên thật thơ mộng. Và cũng chính nhờ ông, sông Hương thêm tràn trề nhựa sống, trở thành một phần không thể thiếu trong trái tim của những đứa con quê nhà.
HOA TIÊU