trung tâm gia sư biên hòa

Nhà thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, hồi mới trôi dạt vào Nam Bộ còn lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết. Ông quê ở làng Thiện Vịnh,  xã Đồng Đội (nay là xã Công Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cuộc đời của ông phải trải qua rất nhiều thăng trầm: mồ côi mẹ ngay từ lúc nhỏ, cha lấy vợ kế, sống với cậu và lưu lạc ở nhiều nơi. Ông nổi tiếng là thần đồng thơ khi mới mười ba tuổi. Lúc lớn lên, mười chín tuổi, ông đạt giải thưởng trong một cuộc thi do Tự lực văn đoàn tổ chức với tập thơ "Tâm hồn tôi". Thơ ông có sức phổ biến rộng rãi. Ông được biết đến với hồn thơ "chân quê". Gia sư Thủ Đức thấy rằng "Chân quê" là sự kết hợp hài hòa giữa hồn thơ Mới và tiếng lòng của ca dao xưa. Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới và chiếm một chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả.

gia-su-thu-duc-chia-se-anh-lang-que-binh-yen

Gia sư Thủ Đức chia sẻ ảnh làng quê yên bình

Có thể ví thơ Nguyễn Bính như cô thôn nữ dân dã của làng quê Việt Nam thuở xa xưa. Nếu xem dáng hình trẻ trung, duyên dáng mà chân chất, mộc mạc là bức tranh làng mạc thanh bình, yên ả thôn quê thì tâm hồn lại là tình quê chân thành, đằm thắm, giản dị của người dân quê. Dáng hình và tâm hồn cộng hưởng đã tạo nên một vẻ đẹp truyền thống đằm thắm cũng như cảnh và tình trong thơ Nguyễn Bính. Và dù sao bao đời, cô thôn nữ ấy vẫn sống mãi trong lòng hàng thế hệ với những gì giản dị, quen thuộc nhất. Chính cô gái đó đã dẫn ta trở về với "hương đồng gió nội", sống như một con người dân quê chân chính.
Gia sư Thủ Đức thấy rằng thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta bởi cảnh quê tươi đẹp, dân dã, yên bình. Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính là bức tranh quê với cánh buồm và giậu mồng tơi, mưa xuân bay và làng quê vào hội, giàn giầu không và hàng cau liên phòng, con đê làng và sự hẹn hò chờ đợi, rồi những cô gái làng đang ở độ tuổi yêu thương: cô hái mơ, cô lái đò, cô hàng xóm...mỗi người một dáng vẻ, một tâm tư riêng. Ngôn từ thơ giản dị đến gần gũi, quen thuộc như cao dao, dân ca với thành ngữ, tục ngữ, như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân... Thể thơ lục bát được sử dụng thường xuyên, với mật độ dày đặc, cách ngắt nhịp gần gũi, linh hoạt.

gia-su-thu-duc-chia-se-anh-lang-que-thanh-binh
Gia sư Thủ Đức xin dùng lời của Hoài Thanh để thay cho phần kết: " Đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng. Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê. Anh Thơ không nhà quê một tý nào. Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạm nên chỉ thấy cảnh quê. Bàng Bá Lân gần Anh Thơ hơn Nguyễn Bính. Bàng Bá Lân cũng ít sống trong tình quê nhưng người am hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ, hiểu hơn vì mến hơn." (HOA TIÊU)

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

thơ 7 chữ (nguyễn bính)

Nhận định về Nguyễn Bính

Phong cách thơ Nguyễn Bính

Đọc thơ Nguyễn Bính

Tuyển tập thơ Nguyễn Bính

Sưu tầm thơ Nguyễn Bính

Thơ Nguyễn Bính

Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính


 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo