trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận đoạn thơ đầu bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

Gia sư khu vực Thủ Đức thấy rằng Chính Hữu là nhà thơ chuyên viết về đề tải người lính, thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Và trong đề tài chung ấy, Chính Hữu đã góp một màu sắc riêng khi nói về tình cảm giữa những người lính, giữa những người cùng chung ý chí qua tác phẩm “Đồng chí” (sáng tác năm 1948, in trong tập “Đầu sung trăng treo”)
Ở hai câu thơ đầu, tác giả giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của người lính và cũng là cơ sở để hình thành tình đồng chí:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

gia-su-khu-vuc-thu-duc-chia-se-anh-2-nguoi-linh

Gia sư khu vực Thủ Đức chia sẻ ảnh hai anh lính đứng gác

Hai câu thơ được viết theo cấu trúc song hành làm hiện lên khuôn mặt của hai con người trong buổi đầu gặp gỡ. Giọng điệu của hai câu thơ là giọng thủ thỉ tâm tình của hai đối tượng đang trò chuyện cùng nhau. Câu thơ đầu giới thiệu về “anh”, anh đến từ vùng đất “nước mặn đồng chua”, vùng đồng bằng ven biển. Còn tôi đến từ vùng trung du miền núi-nơi “đất cày lên sỏi đá”. Như vậy là tôi với anh đều chung nhau về nguồn gốc-những chàng trai chân lấm tay bùn mặc áo lính ra trận. Anh và tôi đều đồng cảnh ngộ. Đây cũng chính là cơ sở hình thành tình đồng chí:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”
Gia sư khu vực Thủ Đức nhận thấy nếu trong hai câu đầu “anh” và “tôi” đến từ hai nơi khác nhau thì đến câu thơ thứ ba “anh” và “tôi” đã cùng nằm chung trong một câu thơ. Đoạn thơ như diễn tả tâm sự chân thành về hai người lính: họ lúc đầu “xa lạ” nhưng rồi ngôi nhà quân đội đã xóa bỏ khoảng cách giữa họ và “quen nhau” từ khi nào không hay.
Những con người áo nâu chân đất đã tập trung về đây-dưới mái nhà kháng chiến-để kề vai sát cánh:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”

gia-su-khu-vuc-thu-duc-chia-se-anh-bo-doi-hanh-quan

Gia sư khu vực Thủ Đức chia sẻ ảnh bộ đội hành quân

Từ những người “xa lạ”, họ “quen nhau” rồi đến thành một đôi tri kỉ cũng là cả quá trình.
Cơ sở  hình thành tình đồng chí không chỉ là đồng cảnh ngộ mà còn là cùng chí hướng: “sung bên súng” là chung ý chí, “đầu sát bên đầu” là tâm đầu ý hợp. Họ thành đôi tri kỉ, họ gắn bó với nhau và hiểu nhau như hiểu bản thân mình.
Hai chữ “Đồng chí” được tách riêng ra để đứng thành một câu thơ tạo nên tiếng gọi thiêng liêng, cảm động. Nó diễn tả niềm tự hào được gọi nhau là đồng chí-những người cùng chung chí hướng, cùng ý nguyện, cùng một lý tưởng, khát vọng.
Gia sư khu vực Thủ Đức cho rằng đoạn thơ với ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm đã khơi dậy được cơ sở hình thành của tình đồng chí.
“Đồng chí” là bài thơ rất độc đáo viết về anh bộ đội Cụ Hồ – người nông dân mặc áo lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Bài thơ là một tượng dài chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Cảm nhận về bài thơ đồng chí ngắn gọn

Nhận xét về bài thơ đồng chí

Cảm nhận bài thơ đồng chí ngắn nhất

Cảm nhận bài thơ đồng chí học sinh giới

Dàn ý cảm nhận về bài thơ đồng chí

Cảm nhận về 10 câu thơ đầu bài đồng chí

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 7 câu thơ đầu của bài đồng chí

Thành ngữ trong 7 câu đầu bài đồng chí

Hai câu thơ đầu khái quát cơ sở nào của tình đồng chí

Từ 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp

Phân tích khổ đấu và cuối bài đồng chí

Bài học rút ra từ bài thơ đồng chí

Viết đoạn văn cảm nhận về 7 câu thơ đầu trong bài Đồng chí

Viết đoạn văn cảm nhận về 10 câu thơ đầu bài đồng chí

hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8-10 câu)

Trình bảy suy nghĩ của em về 7 câu thơ đầu bài Đồng chí

Cụm từ đôi tri kỉ gợi cho em suy nghĩ gì về tình bạn đẹp

Ý nghĩa của 1 tình bạn đẹp

Từ Đồng chí nghĩa là gì theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo