trung tâm gia sư biên hòa

Trung tâm gia sư Trí Việt Thủ Đức cảm nhận một đoạn bài thơ Viếng Lăng Bác

Trung tâm gia sư Trí Việt Thủ Đức thấy rằng Viễn Phương là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ của ông tập trung khai phá vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân, đất nước trong kháng chiến. Thơ Viễn Phương trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976 trong một lần tác giả có dịp ra Hà Nội thăm lăng Hồ chủ tịch, bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân”. Đây là tác phẩm đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều xúc động về tình cảm của những người con miền Nam ruột thịt dành cho người cha già vĩ đại dân tộc Việt Nam.

trung-tam-gia-su-tri-viet-thu-duc-chia-se-anh-lang-bac

Trung tâm gia sư Trí Việt Thủ Đức chia sẻ hình ảnh lăng Bác Hồ

        Bài thơ được mở đầu với một sự xúc động trào dâng:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.”
    Trung tâm gia sư Trí Việt Thủ Đức nhận thấy Tác giả dùng đại từ xưng hô “con” với “Bác” một cách rất gần gũi nhưng cũng thể hiện sự tôn kính chừng mực. “Bác” như người anh, người cha trong một gia đình lớn, gia đình ấy yêu thương đùm bọc lẫn nhau mà những người “con” xa nhà luôn đau đáu một niềm hy vong có một ngày được trở về để “thăm” lại người cha ấy. Câu thơ thể hiện một sự gần gũi, tình cảm thân mật, gắn bó rất thiêng liêng của Bác và nhân dân.
    Đến với người đã khuất, người ta vẫn sử dụng động từ “viếng” (như tựa đề), nhưng ở câu thơ này nhà thơ lại đổi thành “thăm”, tại sao vậy? Bằng cách dùng biện pháp nói giảm nói tránh, nhà thơ tránh nói tới sự ra đi về mặt thể xác của Bác, nhà thơ không muốn chạm tới nỗi đau trong lòng người dân. Trên hết, trong tâm thức của người dân Việt Nam và cả tác giả thì Bác vẫn luôn sống mãi, Bác luôn hiện diện cùng với họ.

trung-tam-gia-su-tri-viet-thu-duc-chia-se-anh-hang-tre-lang-bac

Trung tâm gia sư Trí Việt Thủ Đức chia sẻ ảnh hàng tre bên lăng Bác

Ba câu thơ sau hiện lên cảnh vật bên ngoài lăng Bác:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
    Trung tâm gia sư Trí Việt Thủ Đức thấy rằng hệ thống từ láy “xanh xanh”, “bát ngát” của hàng tre đã gợi lên được sức sống mạnh liệt , gần gũi quen thuộc của chúng.  Và dù cho “bão táp mưa sa” thế nào đi chăng nữa thì vẫn “đứng thẳng hàng”. Nhưng ý thơ của tác giả chưa dừng lại ở đó, hàng tre xanh ấy là biểu tượng cho con người Việt Nam luôn luôn sống đoàn kết với nhau, và luôn kiên cường bất khuất trước bao nhiêu sung đạn của kẻ thù. Hàng tre ấy “đứng thẳng hàng” trước “bão táp mưa sa” như thế nào thì con người Việt Nam cũng hiên ngang kiêu hùng đứng trước kẻ thù như thế.
    Trung tâm gia sư Trí Việt Thủ Đức nhận thấy hình ảnh hàng tre trong cảm nhận của nhà thơ còn là hình ảnh của sự hiền hòa, nhưng anh dũng hiên ngang. Hàng tre ấy hằng năm đứng quanh lăng Bác cũng gợi ra hình ảnh các thế hệ con cháu dân tộc Việt Nam đang đứng quây quần để canh cho giấc ngủ của Người.

trung-tam-gia-su-tri-viet-thu-duc-chia-se-anh-hang-tre-ben-lang-bac
    Bằng nghệ thuật ẩn dụ, nói giảm nói tránh và hệ thống từ láy, đoạn đầu của bài thơ Viếng lăng Bác như lột tả được phần nào sự xúc động của nhà thơ khi được gặp Bác. Ngoài ra đoạn thơ cũng miêu tả ngoại cảnh bên ngoài lăng Bác, một hình ảnh đẹp và kiêu hùng.
    
    

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo