trung tâm gia sư biên hòa

Nhà văn Nam Cao

Trung tâm gia sư Thủ Đức thấy rằng Nam Cao (1917- 1951) là một nhà văn hiện thực lớn, một nhà báo kháng chiến và là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
        Nam Cao được mệnh danh là nhà văn của những người nông dân. Với quan điểm nghệ thuật “vị nhân sinh”, trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1946. Thời gian đầu lúc mới cầm bút, ông chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động, ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.

trung-tam-gia-su-thu-duc-chia-se-tuong-nam-cao

Trung tâm gia sư Thủ Đức chia sẻ ảnh tượng Nam Cao       

Trung tâm gia sư Thủ Đức cho rằng quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện qua một số tác phẩm nổi bật và tiêu biểu. Trong tác phẩm Giăng sáng (1942), ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công. Đó là thứ “Ánh trăng lừa dối”. Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng. Đến với Đời thừa (1943), Nam Cao khẳng định một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện. Sau 1945, tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu với ý nghĩ: “lợi ích dân tộc là trên hết”. Nhật ký Ở rừng (1948) là tác phẩm có giá trị của văn xuôi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, thể hiện quan niệm “sống đã rồi hãy viết” và “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”.

trung-tam-gia-su-thu-duc-gioi-thieu-nam-cao
        Trung tâm gia sư Thủ Đức thấy rằng do xuất phát từ gia đình, cuộc sống, Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của "Những truyện không muốn viết", tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Chính vì vậy, bạn đọc tìm đến các tác phẩm của Nam Cao không phải để tìm những cái hoa lệ, những điều “đao to búa lớn” mà đơn giản là tìm những triết lí sống từ những điều nhỏ nhặt. Văn chương Nam Cao là tấm gương phản chiếu con người ông. Ông luôn tự đấu tranh để vượt lên chính mình. Ông đã lăn mình vào cuộc sống, hoà mình vào dòng chảy ào ạt của cuộc đời để sáng tạo không chỉ cho riêng mình mà cho mọi người. Ngòi bút Nam Cao bao giờ cũng thấm đẫm tình cảm trân trọng, niềm đồng cảm với những con người bất hạnh, cùng khổ, đặc biệt là người nông dân.

trung-tam-gia-su-thu-duc-gioi-thieu-tac-pham-chi-pheo

Trung tâm gia sư Thủ Đức chia sẻ ảnh Chí Phèo - Thị Nở

Ông rung động đến tận cùng với nỗi đau đời. Chính cái nội lực sâu xa, mãnh liệt ấy đã thôi thúc Nam Cao sống và viết. Ông không bàn luận nhiều về nghệ thuật với những ngôn từ cao siêu nhưng những đóng góp tâm huyết của ông mà chúng ta rút ra được từ những hình tượng sinh động của những tác phẩm sẽ âm vang vọng mãi trong lòng nhiều thế hệ. Những lời tâm huyết ấy suy cho cùng xuất phát từ trái tim của nhà văn, của người cầm bút chân chính.
        Trung tâm gia sư Thủ Đức cho rằng thật khó lòng nào có thể diễn tả hết được cái hay trong những tác phẩm của ông. Truyện của ông là bất hủ, đọc mà không biết chán. Những mẫu chuyện về chủ nghĩa phong kiến của ông đã giúp thế hệ sau phần nào hình dung được cái cực khổ của mỗi người dân khi phải sống dưới ách thống trị này.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Nam Cao

Tác giả Nam Cao

Tiểu sử Nam Cao

Tác phẩm của Nam Cao

Sáng tác của Nam Cao

Con người của Nam Cao

Giới thiệu về tác giả Nam Cao

Nam Cao tác phẩm

Nhà văn Nam Cao được mệnh danh là gì

Tóm tắt tiểu sử Nam Cao

Nam Cao được mệnh danh là gì

Phong cách sáng tác của Nam Cao

Cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao

Những tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng

Tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao

Sự nghiệp của Nam Cao

Phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao

Sự nghiệp văn học của Nam Cao

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo