trung tâm gia sư biên hòa

Phân tích cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Trung tâm gia sư Hiếu Học Thủ Đức giới thiệu về mùa thu trong thơ ca thì Hữu Thỉnh cũng góp vào đó một vẻ đẹp riêng, một hương sắc mới. “Sang thu” là bài thơ của Hữu Thỉnh mà đã khắc họa rõ nét nhất mùa thu của tự nhiên, nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như muốn giao hòa, đồng điệu. Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập “Tiếng hát trong rừng”.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

trung-tam-gia-su-hieu-hoc-thu-duc-chia-se-anh-canh-vat-mua-thu

Trung tâm gia sư Hiếu Học Thủ Đức chia sẻ ảnh cây cối mùa thu

Mùa thu vừa tới và cũng được tác giả đón nhận bằng tất cả các giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương). Từ những cảm nhận miêu tả sự tinh tế đó nhà thơ sự dụng nhiều từ ngữ, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, chọn lọc và giàu sức gợi: “bỗng nhận ra hương ổi” thể hiện một điều gì đó hơi đột ngột, bất ngờ khi tác giả cảm thấy được một hương vị quen thuộc sau bao tháng ngày lãng quên và mùi hương ấy cũng thể hiện sự bình dị, mộc mạc của làng qu và động từ ”phả” miêu tả sự lan tỏa, hòa quyện của “hương ổi”.
Trung tâm gia sư Hiếu Học Thủ Đức thấy rằng “Chùng chình” là từ láy vừa gợi hình mà vừa gợi tả, làn sương được nhân hóa lên như muốn cố tình đi chậm lại vì còn vấn vương luyến tiếc điều gì đó.Và “ngõ” không chỉ là ngõ thực mà còn là ngõ thời gian đóng mở giữa hai mùa. Để rồi cuối cùng tác giả chốt lại bằng một thành phần phụ chú “hình như” thể hiện sự ngỡ ngàng và pha chút hoài nghi khi biết mùa thu đã về.
Bức tranh thiên nhiên được quan sát ở không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng hơn:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”

trung-tam-gia-su-hieu-hoc-thu-duc-chia-se-anh-hang-cay-mua-thu
Đoạn thơ cho thấy cấu trúc đối tự nhiên nhưng hết sức chặt chẽ: “sông”-“dềnh dàng”, “chim”-“vội vã” để bộc lộ ra thiên nhiên mùa thu đang có những chuyển biến nhất định, báo hiệu một sự giao mùa đang đến. Hình ảnh “đám mây mùa hạ”-“vắt nửa mình” là một sự liên tưởng độc đáo, mới mẻ và sáng tạo ; vừa gợi được bầu sang thu vừa thể hiện cảm xúc bang khuâng của tác giả.
Trung tâm gia sư Hiếu Học Thủ Đức nhận thấy dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa như những sự vật mang trong mình sức sống của con người. Nhờ đó, bức tranh mùa thu trở nên hữu tình, chứa chan sự thi vị.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Mùa thu được thể hiện không chỉ ở cảm nhận mà còn là sự suy ngẫm về con người, về đời người. Do vậy, khổ thơ có nhiều lớp nghĩa khác nhau: “hàng cây” là hình ảnh ẩn dụ cho các thế hệ đã bước vào mùa thu của cuộc đời, đã có nhiều sự từng trải nên họ điềm tĩnh hơn và bản lĩnh hơn trước những biến động bão giông của cuộc đời.

trung-tam-gia-su-hieu-hoc-thu-duc-chia-se-anh-vai-net-mua-thu
Vẻ đẹp của bài thơ chính là sự cảm nhận tinh tế giàu tính tạo hình của tác giả về chất liệu thơ để tạo nên một tuyệt tác thơ ca của VIệt Nam.
Hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ tinh tế kết hợp với giọng thơ êm đềm của Hữu Thỉnh trong buổi giao mùa đã tao  nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc xong bài thơ ta cũng thấy yêu thêm mùa thu của quê nhà.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Cảm nhận bài thơ Sang thu học sinh giỏi

Lời bình về bài thơ Sang thu

Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu vẫn 9

Mở bài cảm nhận bài thơ Sang thu

Viết đoạn văn cảm nhận bài Sang thu

cảm nhận bài thơ sang thu: khổ 1

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài sang thu

Viết đoạn văn Sang thu

Cảm nhận về khổ 2 3 bài Sang thu

Cảm nhận bài thơ Sang thu

Đánh giả nghệ thuật bài Sang thu

soạn bài sang thu tác giả - tác phẩm

Bài thơ Sang thu sgk

Chủ đề bài thơ Sang thu

phân tích bài thơ sang thu ngắn gọn

phân tích bài thơ sang thu ngắn gọn đủ ý

phân tích bài thơ sang thu ngắn nhất

phân tích bài thơ sang thu của hữu thỉnh

phân tích bài thơ sang thu khổ 1

Lập dàn ý khổ thơ đầu bài Sang thu

Cảm nhận về khổ thơ đầu bài Sang thu

Nội dung chính của khổ thơ đầu bài Sang thu

Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sang thu

Cảm nhận khổ 2 bài Sang thu Facebook

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sang thu

Cảm nhận của em về bức tranh mùa thu trong bài thơ Sang thu

Văn dụng những hiểu biết về bài thơ hay trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo