Nhà thơ Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Dậu (tức Diệm), sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, tổng Phùng huyện Đan Phượng, nay thuộc Hà Nội. Quang Dũng tham gia kháng chiến và từng làm đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến. Trong cái nôi văn học Việt Nam, ông là một hồn thơ đẹp và rất riêng.
Trung tâm gia sư giỏi Quận Thủ Đức cho rằng Quang Dũng là một trong những người đàn anh có ảnh hưởng lớn đến sáng tác đối với lớp nhà thơ tiếp nối. Mặc dù Quang Dũng đã đi xa nhưng những vần thơ còn mãi. Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)... Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng... Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Không đề được 4 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương, Quang Vĩnh).
Trung tâm gia sư giỏi Quận Thủ Đức thấy rằng Quang Dũng không viết thơ chính luận, không đưa triết lý cao siêu vào thơ. Cái mạnh của thơ Quang Dũng, là cảm xúc mạnh và nồng ấm, gây ấn tượng mạnh với người đọc người nghe. Ngôn ngữ thơ ông luôn giản dị, mộc mạc; nhưng lấp lánh, hào hoa. Thơ Quang Dũng là dòng thơ hướng nội. Ông ít quan tâm đến cách tân hình thức, không chủ trương tạo sự cầu kỳ rắc rối ngôn từ. Nhưng thơ ông vẫn trẻ, vẫn mới.
Thơ Quang Dũng còn thường nghiêng về tả. Qua tả, để giãi bày tâm sự, cái tình của mình. Quả thực ông rất có biệt tài về tả. Đa số các câu thơ thường ngắn gọn, xúc tích. Ông là người ít chú ý đến vần điệu. Nhưng thơ ông lại rất giàu hình ảnh. Hình ảnh trong thơ ông luôn gợi mở tâm trạng. Tâm hồn Quang Dũng khoáng đạt và hào hoa, đúng chất người lính tri thức xuất thân từ thành thị. Tuy là người chỉnh chu hết mực với công việc, với gia đình, nhưng ông lại rất sợ sự gò bó, khuôn phép, máy móc. Ông là thi sĩ thích sự mênh mang, xê dịch. Nếu nói thơ ca hay ở giá trị chân thiện mỹ, thì thấy thơ Quang Dũng đã hướng về những giá trị đó. Ông sáng tác không chút vụ lợi. Quang Dũng không viết giả dối, không làm xiếc trên các con chữ.
Đọc thơ của Quang Dũng ta có thể thấy được rằng ông viết bằng cả tấm lòng, bằng cả xúc cảm của ông. Chính vậy, những tác phẩm của ông đã sống với thời gian, lắng sâu trong tâm trí người đọc.