trung tâm gia sư biên hòa

Gia Sư Quận Bình Thạnh cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện Rừng Xà Nu

Gia Sư Quận Bình Thạnh nhận thấy Nguyễn Trung Thành viết văn từ kháng chiến chống Pháp, truyện của ông gắn liền với mảnh đất Tây Nguyên phồn hậu. Văn của Nguyễn Trung Thành in đậm chất sử thi và  cảm hứng lãng mạn, để cập tới vấn đề trọng đại của đất nước, của dân tộc. Năm 1965 khi Mỹ ồ ạt đổ vào miền Nam thì tác giả đã sáng tác truyện “Rừng xà nu” để thể hiện tinh thần dân tộc của những con người, những thế hệ của rừng núi Tây Nguyên. Trong đó, nhân vật Tnú đã thể hiện sắc nét tâm tư của tác giả.
    Tnú là một trong những nhân vật chính của truyện, cuộc đời của Tnú hiện lên qua lời kể của cụ Mết. Anh mồ côi từ nhỏ, được dân làng Xô-man nuôi nấng.
    Gia Sư Quận Bình Thạnh thấy rằng Nét tính cách nổi bật của nhân vật này: hồi nhỏ đã nổi tiếng ngang bướng, lớn lên thì kiên cường quả cảm, thủy chung với Cách mạng. Học chữ thua Mai (vợ Tnú) thì “lấy đá tự đập vào đầu máy chảy ròng ròng”, làm liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện, bị giặc vây, anh đi đường khác và bơi giỏi như một con cá kình.

gia-su-quan-binh-thanh-chia-se-anh-cay-xa-nu

Gia Sư Quận Bình Thạnh chia sẻ ảnh rừng xà nu

    Ám ảnh nhất với Tnú là hai bàn tay lúc lành lặn là hai bàn tay nghĩa tình, bàn tay ấy đã cầm phấn viết chữ do anh Quyết dạy, bàn tay ấy đã lên núi Ngọc Linh lấy đá về cho dân làng mài giáo mác. Khi bị bắt lần thứ nhất, bị giặc tra hỏi cộng sản ở đâu thì Tnú đã đặt tay lên bụng và nói:”ở đây này”. Cộng sản ở trong lòng dân, được che chở bởi lòng yêu nước và căm thù giặc.
    Khi mẹ con Mai bị tra tấn, hai cánh tay cảu Tnú “như hai cánh lim chắc” đã “ôm chặt lấy mẹ con Mai”. Bàn tay khi bị đốt thì trở thành bàn tay căm thù: chứng kiến thằng Dục tra tấn vợ con “bắt được con cọp cái, cọp con tất sẽ dụ được cọp đực trở về”. Tnú nhảy xổ vào giữa bọn giặc và anh bị bắt, bọn chúng không giết Tnú ngay mà đốt mười ngón tay của anh để tra tấn và khủng bố tinh thần dân làng Xô-man. Nhựa xà nu bén lửa rất nhanh “mười ngón tay trở thành mười ngọn đuốc” nhưng Tnú không cảm thấy lửa nơi mười đầu ngón tay mà thấy “lửa đang cháy trong lồng ngực”. Dân làng Xô-man nổi dậy, bọn thằng Dục phải trả giá. Tnú được giải thoát nhưng mỗi đầu ngón tay chỉ còn hai đốt. Theo cụ Mết thì “còn hai đốt vẫn bắn súng được.”, Tnú vẫn tham gia lực lượng. Trong một lần công đồn, Tnú đã bóp chết tên đồn trưởng bằng hai bàn tay chỉ còn hai dốt tay của mình. Nợ máu phải trả bằng máu, kẻ gieo rắc tội ác chắc chắn nhận hậu quả.
    Gia Sư Quận Bình Thạnh nhận thấy bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý sâu sắc, kể về nhân vật theo lời kể của nhân vật khác và dùng những câu thoại đậm chất Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có kết quả tốt khi xây dựng hình tượng nhân vật Tnú.
        Tnú là người anh hùng của dân làng Xô-man và cũng là thế hệ thanh niên nối tiếp truyền thống của cha ông, là thế hệ thứ hai. Qua Tnú, tác giả còn muốn dùng hình ảnh của anh để đại diện cho lớp thanh niên những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng không bao giờ đầu hàng.

gia-su-quan-binh-thanh-chia-se-anh-rung-xa-nu
Gia Sư Quận Bình Thạnh thấy rằng truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành đã khép lại, nhưng hình ảnh của chàng thanh niên Tnu vẫn còn hiện hữu và sống mãi trong lòng mỗi độc giả chúng ta. Anh là hiện thân của những người thanh niên sống khỏe, sống đẹp, sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để làm giàu, làm đẹp cho xã hội; trong tim lúc nào cũng cháy bỏng tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, da diết và luôn hướng về nhân dân, tổ quốc như một niềm động lực bền vững và vững mạnh nhất. Đó chính là tinh thần cao đẹp và cũng là câu trả lời cho sự chiến thắng của dân tộc Việt Nam sau hằng bao nhiêu thập kỉ bị xâm chiếm và đô hộ mà vẫn giữ được biên cương bờ cõi tổ quốc. Chúng ta, thế hệ của ngày hôm nay, cần phải nhìn nhận, đánh giá, ghi nhớ và phát huy truyền thống cao đẹp ấy để dựng xây đất nước giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
        

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo