Gia sư quận 9 Thủ Đức thấy rằng Đàn Ghi Ta Của Lorca là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Thanh Thảo được in trong tập Khối vuông Ru- bích (1985). Bài thơ miêu tả Lorca, một nghệ sĩ tự do có lý tưởng mới về nghệ thuật, sống cô đơn trong khung cảnh chính trị Tây Ban Nha. Đồng thời thể hiện niềm xót thương của tác giả và những suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Lorca.
Lorca là nhà thơ Tây Ban Nha có khát vọng tự do và khát vọng sáng tạo lớn lao. Ông đã tự nguyện làm người du ca, mang theo cây đàn ghi ta cất lên những bài ca tranh đấu với chính quyền độc tài chuyên chế, giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương tha thiết của nhân dân. Chế độ phản động cực quyền thân phát xít đã giết Lorca song không giết nổi tiếng nói của người nghệ sĩ ấy. Sự tồn tại của Lorca là sự tồn tại của tiếng đàn và ngược lại.
Gia sư quận 9 Thủ Đức thấy rằng đọng lại mãi trong lòng người đọc sẽ là bức tranh đậm chất bi tráng về Lorca_ con người tài hoa bị hành hình dã man, xác bị ném xuống giếng. Dường như qua bức tranh này Thanh Thảo muốn nêu lên một quan điểm nghệ thuật: “Nghệ thuật thuộc về cuộc sống, của cuộc sống nên nghệ thuật chính là cuộc sống, nó có số phận như một con người vậy”. Nếu kết nối câu thơ “những tiếng đàn bọt nước” ở đầu bài với các câu thơ khác là “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” và “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” sẽ thấy những ý nghĩa ẩn tàng dư ba đằng sau lớp ý nghĩa diễn tả âm thanh tuôn trào, sôi động của tiếng đàn. Tiếng đàn giống như tiếng kêu cứu của con người, của cái đẹp vang lên trong thế giới bạo tàn.
Gia sư quận 9 Thủ Đức nhận thấy cuộc đời Lorca cao đẹp mà ngắn ngủi quá! Cuộc đời ngắn ngủi đó đã kết thúc đầy oan khuất và tức tưởi ở tuổi 38, cái lúc mà con người đầy những khát vọng tuổi trẻ, thanh xuân. Tuy nhiên, dù ngắn ngủi về mặt thời gian nhưng cuộc đời Lorca lại trở thành vĩnh viễn trong tâm tưởng con người. Cũng như bọt nước dù tan vỡ nhưng lại tiếp tục được hình thành từ lòng sâu đáy nước. Thế giới bạo tàn Tây Ban Nha, không nhận biết được những giá trị của Lorca và từ Lorca, đã vùi dập ông. Cái chết về thể xác chúng có thể thực hiện, nhưng tinh thần và ý chí của ông chúng không bao giờ tiêu diệt được. Nó mãi mãi tồn tại một cách vĩnh hằng và bất tử. Với Thanh Thảo, nghệ thuật hoàn toàn nằm ngoài mọi quy luật của sự băng hoại.
Tóm lại, qua bài thơ Thanh Thảo muốn khẳng định sự sống, niềm tin, hi vọng, khẳng định sức mạnh đấu tranh với kẻ thù và sức sống vượt lên cái chết của người tạo ra nó. Nói cách khác,nhà thơ muốn khẳng định rằng Lorca sẽ bất tử cùng với tiếng đàn, cây đàn sẽ kéo dài sự sống và nối dài khát vọng của Lorca.