trung tâm gia sư biên hòa

Gia Sư Hiếu Học Thủ Đức cảm nhận về đoạn thơ đầu bài thơ Tây Tiến

Gia Sư Hiếu Học Thủ Đức  thấy rằng Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài nhưng độc giả biết nhiều tới ông trên cương vị là một nhà thơ. Thơ của ông kết hợp chất hiện thực và lãng mạn cách mạng, mang vẻ đẹp hào hoa của một tâm hồn nghệ sĩ lớn. Trong đó, “Tây Tiến” là bài thơ có đủ đầy các yếu tố trên, mang cảm hứng lãng mạn và bi tráng của người lính trong kháng chiến. Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi tác giả rời xa đơn vị cũ để công tác ở đơn vị mới và được in trong tập “Mây đầu ô”.
Mở đầu bài thơ, tác giả như đang gọi một  nơi mà đã trở thành quen thuộc với mình từ lâu:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi.”
Khi tác giả nói xa rồi Sông Mã, “xa rồi Tây Tiến” là những hình ảnh của quá khứ chưa xa ập tới. Câu thơ có bảy chữ thì bốn chữ đã là địa danh, nhưng không phải là những hình ảnh bình thường mà còn là nỗi lòng của tác giả.
Gia Sư Hiếu Học Thủ Đức cho rằng Thơ ca xưa nay viết về nỗi nhớ không hiếm, nhưng Quang Dũng vẫn có cách nói mới lạ “nhớ chơi vơi”. Đó là nỗi nhớ đưa tâm hồn người thi sĩ vượt ra thực tại để về với quá khứ. Kèm theo nỗi nhớ còn là những địa danh: Mường Lát, Mường Hịch, Sài Khao, Mai Châu nghe thật lạ tai và gợi điều gì đó xa xăm. Vơi người lính Tây Tiến thì đó là những mảnh đất đã “hóa tâm hồn”.
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

gia-su-hieu-hoc-thu-duc-chia-se-anh-bo-doi-cu-ho

Gia Sư Hiếu Học Thủ Đức chia sẻ ảnh bộ đội Cụ Hồ

    Bốn câu thơ là bằng chứng của “thi trung hữu họa” (trong thơ có hình ảnh) thể hiện đậm nét lãng mạn. Câu thơ thứ nhất nói về dốc núi, ngắt nhịp 4/3, đứng đầu mỗi vế là từ “dốc” gợi lên những con dốc nối tiếp nhau và một địa hình gập ghềnh, quanh co. Câu thứ hai tả đỉnh núi: rừng núi Tây Bắc có những ngọn núi cao như chọc trời, người lính bước lên đó có cảm giác đang đi trong mây trắng. Câu thơ thứ ba tả vách núi, hai vế trong câu như được bẻ đôi ra để tạo thành hai vách núi thẳng đứng với “ngàn thước lên”, “ngàn thước xuống”.        
Gia Sư Hiếu Học Thủ Đức nhận thấy câu thơ thứ tư khác hẳn với ba câu còn lại khi miêu tả chiều rộng và chiều ngang của thiên nhiên. Trên đường chinh phục những con dốc, người lính dừng chân ở lưng chừng dốc núi và phóng tầm mắt ra xa, thấy “nhà ai” ở Pha Luông chìm lấp trong màn mưa mịt mù.
    Bốn câu thơ đúng với định nghĩa “thơ là họa, là nhạc, là điêu khắc theo cách riêng của nó”.
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
“Chiều chiều”, “đêm đêm” là những từ chỉ thời gian nối tiếp nhau. Thiên nhiên Tây Bắc được miêu tả với tiếng “thác gầm thét” và bước chân “cọp trêu người” gợi lên sự bí ẩn linh thiêng của núi núi rừng.
Thiên nhiên Tây Bắc như muốn đánh gục ý chí của con người:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Gian nan là nợ anh hùng phải trả, có những người lính hành quân dọc đường gục ngã và không thể đứng dậy được nữa. Từ trong gian khổ, phẩm chất bi hùng của người lính được tỏa sáng.
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

gia-su-hieu-hoc-thu-duc-chia-se-anh-bo-doi-hanh-quan
Gia Sư Hiếu Học Thủ Đức cho rằng Hai câu thơ mang đậm âm điệu hát để kết thúc đoạn thứ nhất. Dọc đường hành quân, người lính dừng lại ở một bản làng nào đó, ngồi bên nồi cơm nếp thơm. Hương “nếp xôi” xôn xao nỗi nhớ bước chân người đi xa.
    Với nghệ thuật thơ thất ngôn với lối tả thực, đoạn thơ đầu đã mang tới cho người đọc sự hào hùng bi tráng của người lính.
        Người lính trong thơ ca không xa lạ gì, nhưng trong thơ của Quang Dũng thì người lính không chỉ biết cầm súng đánh giặc mà còn biết thưởng lãm những vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người. Đó là những phát hiện mới mà thơ ca Việt Nam cũng như những người yêu nghệ thuật rất trân trọng.

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo