Nội dung
Ông là một danh sĩ thời Lê Sơ – nhà Mạc. Nguyễn Dữ là người xả Đỗ Tràng, huyện Trường Tân (nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Ông thi đỗ Hương tiến, từng ra làm quan nhưng chưa đầy một năm, Nguyễn Dữ từ quan về quê ở ẩn, vui thú điền viên, cày nhàn câu vắng và sáng tác thơ văn.
Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Truyền kì mạn lúc”. Văn bản thuộc thể loại truyện truyền kỳ - loại văn có xuất sứ từ Trung Quốc với đặc trưng với những yếu tố hư ảo, hoang đường nhưng cốt lõi là sự thực ở đời. “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ xoay quanh khát vọng muốn phá bỏ những bất công trái ngang của xã hội và những khát khao cháy bỏng hạnh phúc đời thường. Tác phẩm chứa đựng giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Với những thành tựu đó, “Truyền kì mạn lúc” được đánh giá là đỉnh cao của thể loại truyện ngắn thời trung đại.
Truyện kể về nhân vật chính là chàng trai Ngô Tử Văn – một con người vừa cương trực vừa can đảm, mạnh mẽ, quyết liệt – “thấy sự tà gian thì không thể chịu được” nên đốt đền, trừ hại cho dân. Đây là chàng trai dũng cảm, kiên cường đã đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho Thể thần nước Việt; sẵn sàng nhậm chức Phán sự để thực hiện công lý. Chính vì vậy, Ngô Tử Văn là đại diện cho trí thức phong kiến có tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm đấu tranh chống cái ác trừ hại cho dân.
Truyện này còn mang ý nghĩa bao quát hơn cả. Chiến thắng của con người mà đại diện là chàng trai Ngô Tử Văn với thần linh, ma quỷ, tượng trưng là Minh Ti, hồn viên Bách hộ…đã khẳng định chính nghĩa sẽ chiến thắng gian tà, thiện phải thắng được ác. Trong bối cảnh thời đại Nguyễn Dữ, thần linh, ma quỷ trong trọng truyện phản ánh thế lực cường quyền bé phái hãm hại nhân dân, đồng thời, truyện còn lên án lũ giặc xâm lược, dù chết vẫn còn gây tội ác. Với thủ pháp lấy âm nói dương, lấy xưa nói nay, lấy kì ảo nói hiện thực, ông đã tố các những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu rõ nhất những bất công của xã hội đương thời với những tệ nạn đang ngày đêm hoành hành, đồng thời, vạch trần sự suy thoái của kỉ cương phép nước của thế kỉ mười sáu mà nhân dân đang phải gánh chịu: Mạc Đặng Dung cướp ngôi vua, bạo hành dân chúng…
Ông đã chọn cách xây dựng nhân vật khá đặc sắc: qua lời nói, hành động và thái độ khi giải quyết các xung đột, nhân vật đã tự bộc lộ sự dũng cảm, gan góc, có thái độ đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ chính nghĩa, tiêu diệt cái xấu mà không cần lời bàn luận của người viết.
Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Tản Viên từ phán sự lục) của nhà văn Nguyễn Dữ đã đề cao những người trung trực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta. Để truyền tải tư tưởng nội dung đó, ông đã khéo sáng tạo và vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: xây dựng tác phẩm giàu tính kịch tính – có mở đầu, có những xung đột cao trào, có mở nút truyện – đã gây nên sự chú ý rồi dẫn dắt người đọc đi theo những sự việc được kể và độc giả chùng chia sẻ với tác giả khi kết thúc truyện, phần thắng thuộc về Tử Văn, kẻ ác bị đền tội. Không chỉ vậy, không gian trong truyện vừa thực, vừa ảo đan quyện vào nhau làm người đọc vừa như đối diện với thực tại lại vừa tưởng tượng ra thế giới của âm phụ nhằm tăng sức hấp dẫn cho văn bản.