Nội dung
Trung tâm gia sư Biên Hòa cho rằng Lý Thường Kiệt, một danh tướng nổi tiếng của Đại Việt dưới triều Lý. Ông đã có chiến công hiển hách trước quân Tống xâm lược trên tiền tuyến sông Như Nguyệt. Góp phần vào chiến thắng lứng lẫy ấy không thể không kế đến chính là khí thế của quân ta được bài thơ thần khích lệ. Bài thơ ngân trong trong đêm với giọng nói dõng dạc như sấm rền đã khiến kẻ thù hồn xiêu phách lạc, tiếp thêm khí thế chống giặc bừng bừng cho tướng lĩnh làm nên đại thắng quân Tống vẻ vang.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Trung tâm gia sư Biên Hòa nhận thấy bài thơ được tương truyền là của Lý Thường Kiệt làm trong thời gian kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Đến với Nam quốc sơn hà, người đọc không khỏi ngỡ ngàng như đứng trước một công trình nhỏ bé, bền chắc mà tài hoa như Chùa Một Cột ở chốn đế đô thời Lý với ánh hào quang muôn màu của bao nhiêu huyền thoại. Đồng thời ta lại có cảm giác như nó là sự đổ móng của một số thiết kế lớn hơn, và kiến trúc lớn hơn này có hàng ngàn năm sau chọn nó làm điểm tựa. Và điểm tựa tinh thần này còn mãi với thời gian, đã và sẽ đồng hành cùng dân tộc. Nó vừa là sự lập nghiệp của cả cộng đồng người Việt. lại vừa là sự lập ngôn – tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng năm nào! Vì vậy mặc dù đã sương tuyết rêu phong nhưng kỳ lạ thay, nó chưa một lần xưa cũ. Là tiếng nói của hàng triệu người trong đó. Bài thơ hoàn toàn không có vũ khí, binh đao mà kỳ lạ thay, ta vẫn nhận ra tiếng ngựa hí, quân reo với “Tinh kỳ phấp phới. Tỳ hổ ba quân. Giáo gươm sáng chói” (Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu).
Trước hết, cần thấy rằng bốn chữ định phận và thiên thư có liên quan với khoa chiêm tinh cổ. Nghĩa là, các tinh phận trên bầu trời ứng với địa phận của các quốc gia trên mặt đất. Lý Thường Kiệt căn cứ vào địa phận trong thiên thư mà coi đó là sự thể hiện của thiên lý, khẳng định một sự thật không thể chối cãi. Đó là biên giới giữa Bắc quốc và Nam quốc vốn đã phân định rạch ròi. Vì vậy, nhà Tống dám xâm phạm đến biên giới thiêng liêng ấy quả là một bọn nghịch lỗ, tức là bọn giặc làm nghịch thiên lý. Lý Thường Kiệt khẳng định rằng dân tộc Đại Việt đã làm chủ đất nước Đại Việt và có đủ sức mạnh để bảo vệ những quyền lợi cao cả và thiêng liêng của mình. Đó là qui luật của lịch sử mà bất cứ kẻ nào làm trái lại thì tất yếu sẽ chuốc lấy bại vong. Đến 1077, Lí Thường Kiệt đã nói đày dõng dạc và máu lửa hơn trong cuộc kháng chiến chống Tống: “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư”. Với câu thơ mở đầu bài Nam quốc sơn hà, Lí Thường Kiệt muốn dõng dạc tuyên bố rằng ở nước Nam đã có Nam đế làm chủ, vua nhà Tống chỉ là Bắc đế hãy rút lui mà về làm chủ phương Bắc.
Tinh thần dân tộc của bài thơ Nam quốc sơn hà đã thể hiện ở khí thế hào hùng, giọng điệu cao ngạo, mạnh mẽ, không khoan nhượng của muôn dân Đại Việt. Và để bảo vệ được nền độc lập dân tộc, giữ vững biên cương nước nhà luôn cần lắm những vị anh hùng khí thế khảng khái như thế. Trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống quân nhà Tống, phải viết với giọng điệu như vậy thì mới làm cho bài thơ có tính chiến đấu cao và xứng đáng là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google: