GIA SƯ BIÊN HÒA ĐỒNG NAI CHIA SẺ 3 NGUYÊN TẮC THẮP SÁNG TỰ HỌC
Một bạn gia sư tại Biên Hoà Đồng Nai chuyên về môn Lý từng chia sẻ về cậu học trò mà bạn đang theo dạy kèm, khi mà bạn làm ví dụ dốc ngược một chiếc ly có nước ở bên trong nhưng nước không chảy ra cậu học trò đã rất thích thú và hôm sau cậu ấy cũng làm một ví dụ như vậy nhưng chỉ khác là cậu không dùng nước nữa mà đặt vào đó một đĩa nến đang cháy.
Đứng trên khía cạnh giáo viên thì điều ấy rất được hoan nghênh khi học sinh đã hứng thú với thí nghiệm và còn mở rộng thí nghiệm ra thêm nữa khi sử dụng nhiệt để xem tính chất co dãn của không khí. Việc này xuất phát trên khía cạnh sự tự học, tự tìm tòi của học sinh. Nhưng cái điều quan trọng mà gia sư Biên Hoà Đồng Nai muốn đề cập tới đó là người giáo viên, người gia sư có vai trò gì trong việc thúc đẩy sự tự học cho học sinh? Nhà giáo dục người Mỹ Ramsey Musallam đã chỉ ra 3 nguyên tắc mà chúng tôi tham khao được, xin chia sẻ với các giáo viên, các gia sư:
1. Trí tò mò là số một:
Sự hiểu biết thường đến từ những câu hỏi, hỏi một cách tò mò, vặn vẹo, thậm chí là vô lí. Nhưng không cần quá chú ý đến điều đó, mà vấn đề là làm sao khi đứng trên bục giảng chúng ta có thể kích thích được sự tò mò của nó đối với kiến thức, đối với bài học? Hãy cố tình để lửng vấn đề, cố tình nhấn mạnh đến những điểm mang tính chung chung, khái quát, trừu tượng nhất. Hãy khơi gợi sự tò mò của nó bằng những sự khẳng định tỏ ra vô căn cứ của bạn. Càng gây cho nó nhiều sự vô căn cứ, sự mập mờ, không minh bạch, rõ ràng nó sẽ càng thắc mắc, càng tò mò, càng muốn bắt bẻ mình. Viêc còn lại khi chúng đã hỏi thì ta sẽ giải thích. Nói cách đơn giản “người giáo viên hãy giả ngu trên bục giảng để học sinh xăm soi những gì mình nói”. Và như thế ta đã thành công. Ngoài ra, sự tò mò còn đến từ việc bạn sẽ làm cho chúng những khuôn mẫu trước, rồi gợi mở ý tưởng mới cho chúng, để chúng tự tim hiểu, tự xử lí dựa trên khuôn mẫu ta đã làm.
2. Hãy nắm bắt sự rối rắm:
Nắm bắt ở đây được hiểu là kìm hãm lại và kiên trì lên. Giáo viên chúng ta đều biết việc học là khó, những cách truyền đạt thông thường cũng như tuân thủ theo mục lục SGK sẽ gây ra trì trệ kéo dài cho những em nản học. Thử và sai là chuyện bình thường khi học tập, nhưng việc đó cần làm hằng ngày, để đến khi đạt được điều này “thử và đúng”. Không để cho các em nản theo cách truyền thống, liên tục cách tân và liên hệ thực tế thật nhiều, việc rút nắn khoảng cách giữa ngoừi học và kiến thức sẽ có hiệu quả hơn.
3. Đánh giá lại cẩn thận:
Việc làm này rất đáng để được xem xét và đánh giá khi kết thúc một quá trình, hãy xem rằng điều mình đã khơi gợi các học sinh đã xử lí được bao nhiêu %, phần nào là của chúng, phần nào là của mình. Thu thập thành tích chúng đạt được và đưa phương pháp khắc phục và cải thiện các mặt chưa được để quá trình tiếp theo sẽ là một bước tiến.
Để người giáo viên có thể trở thành nhà giải phẫu trong lớp học không phải là chuyện đơn giản, nhưng chúng ta cần cố gắng làm thế vì thắp sáng được sự tự học cho học sinh là coi như đã thành công trong quá trình giảng dạy. Xin cảm ơn.
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả