LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯA HỌC TRÒ VÀO LÀM TRUNG TÂM TRONG DẠY HỌC ?
Quan điểm ngày xưa cho rằng, người thầy (giáo viên) giữ vị trí trung tâm trong một buổi dạy. Kiến thức chính là sự truyền đạt của người thầy dành cho học trò. Ở trên thầy bảo gì, thì học trò cứ theo đó mà học vì hoàn cảnh ngày xưa, gần như kiến thức đều tập trung ở người thầy.
Tuy nhiên hoàn cảnh mới hơn hiện nay, kiến thức không chỉ có ở người dạy mà còn ở rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nữa như sách, báo, internet,...
cho nên việc lấy người dạy làm trung tâm liệu có phù hợp? Hay phải thay đổi vị trí trung tâm trong hoạt động dạy học? Ở bài viết này, bộ phận tuyển gia sư Biên Hoà xin được đề cập tới quan niệm hiện đại này, lấy học trò làm trung tâm.
Cụm từ “trung tâm” trong việc học tập theo cách lí giải của gia sư Minh Trí Biên Hoà chính là để ám chỉ đối tượng giữ khả năng chủ động, tích cực trong quá trình học. Như vậy có nghĩa là theo quan niệm hiện đại, học sinh là người nắm giữ điều đó. Nói như thế không có nghĩa là vai trò của người giáo viên sẽ nhàn nhã hơn mà trái lại, họ phải làm một việc khó khăn hơn truyền đạt kiến thức đó là khơi gợi sự chủ động, tích cực trong hoạt động học của học sinh.
Một trong những nguyên tắc hàng đầu để thực hiện điều này đó là gây sự lôi cuốn. Người giáo viên phải có cách thức lôi cuốn học sinh vào nội dung học tập, đây là tiền đề bắt buộc nếu như muốn chúng có thể tích cực suy nghĩ và chủ động tìm tòi.
Vậy làm thế nào để gậy nên sự lôi cuốn đây? Chúng ta không thể nói xuông hoài về tầm quan trọng của việc học, không thể nhấn mạnh mãi về tính quan trọng của các đợt kiểm tra hay kì thi. Mà chúng ta cần truyền cho học trò cái đam mê, cái nhiệt huyết và sự chân thành tuyệt đối của chúng ta đối với chúng.
Đừng quá coi trọng điểm số với học sinh, không nên khắt khe làm gì? Sự cố gắng của học sinh là cái giúp chúng ăn điểm đầu tiên chứ không phải là chúng học được những bao nhiêu và nó xứng đáng bao nhiêu điểm. Chỉ cần chớp lấy được một chút cố gắng của chúng thôi, hãy hào phóng điểm số với sự cố gắng ấy thì không lấy gì mà chúng không thích thú cả. Từ 1 lên thành 1.1 cũng là một sự cố gắng mà, thì chẳng lẽ điều ấy không đáng hoan hô?
Người giáo viên cần nhiều câu chuyện và sự chia sẻ tâm tình với học sinh. Bằng một cách trang trọng, gần gũi nhất có thể, hãy để chúng hiểu mình phần nào đó. Đến khi nào chúng cảm thấy tin tưởng mình như một người bạn. Thì chính lúc ấy, nó sẽ thấu hiểu sự đam mê và nhiệt huyết của mình như thế nào.
Tạo cơ hội cho các em bất cứ khi nào các em muốn! “tôi nói rằng tôi sẽ cho các em làm lại bài kiểm tra một tiết không chỉ một lần”. Từng có một người giáo viên nói như vậy! Nếu chúng ta thật lòng muốn các em có được sự tiến bộ, hãy luôn luôm tạo cơ hội cho các em. Đương nhiên rằng chúng ta phải chịu hi sinh tới giờ.
Đấy là một số phương pháp đánh động tâm lý cho học sinh thấy được sự chân thành, nhiệt huyết của chúng ta dành cho chúng. Làm được vậy ta đã hoàn thành được tiền đề gầy lôi cuốn cúng vào học tập, thì sự chủ động, tích cực của học sinh không còn là một vấn đề nan giải.
Đưa học sinh vào trung tâm nhằm đề cao sự chủ động của chúng, và cần duy trì nó thường xuyên bằng cách: nhận xét cách khích lệ, và giảng giải trên cơ sở khách quan, đừng đẩy ý kiến cá nhân mình vào quá nhiều.
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả