trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận phần đầu bài thơ Nói Với Con

Gia Sư Bình Thạnh nhận thấy Y Phương là nhà thơ  người dân tộc Tày, thơ của ông thể hiện một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Trong số những tác phẩm của ông, “Nói với con” đã nổi lên như một bài thơ mang đậm tình cảm gia đình thiêng liêng. Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước đã hoàn toàn thống  nhất. Tác phẩm này cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc nhất của Y Phương, im đậm phong cách sáng tạo nghệ thuật và chứa đựng những giá trị nội dung sâu sắc.
Mở đầu bài thơ, tác giả nói về tình yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con. Đó là những dòng thơ chân thật và đầy xúc động về tình cảm gia đình:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.”
Gia Sư Bình Thạnh thấy rằng đoạn đầu của bài thơ được ngắt nhịp 2/3, có cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại nên tạo ra một âm điệu tươi vui, phấn khởi:”chân phải”-“chân trái”, rồi “một bước”-“hai bước”, rồi lại “tiếng nói”-“tiếng cười”. Người đọc vì thế mà hình dung rõ nét khung cảnh tác phẩm, hiểu rõ tình cảm xúc động và sâu sắc của nhân vật trữ tình.

gia-su-binh-thanh-chia-se-anh-cha-va-con-gai

Gia Sư Bình Thạnh chia sẻ ảnh cha và con gái

Bằng những hình ảnh cụ thể và giàu chất thơ, kết hợp với những nét độc đáo trong tư duy theo cách diễn đạt của người miền núi, bốn câu thơ trên đã mở ra khung cảnh gia đình đầm ấm, đầy ắp niềm vui và tiếng cười.
Bên cạnh đó, lời thơ còn gợi ra hình ảnh một em bé đang chập chững tập những bước đi đầu tiên, đang bi bo tập nói, lúc thì sà vào lòng mẹ, lúc lại níu lấy tay cha :”Chân phải bước tới cha”-“chân trái bước tới mẹ”. Ta có thể hình dung được tình yêu thương và sự hạnh phúc của cha mẹ đang dang rộng vòng tay chờ để ôm đứa con vào lòng.
Gia Sư Bình Thạnh thấy rằng từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào và hạnh phúc. Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói”, “tiếng cười” của cha mẹ. mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận, và trong sự yêu thương nâng niu ấy, con lớn lên từng ngày.
Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được tác giả nói tới không chỉ là gia đình mà còn là quê hương, là thiên nhiên tươi đẹp và thấm đậm nghĩa tình:
“Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà len câu hát.”
Quê hương hiện ra qua hình ảnh “người đồng mình”, nhà thơ đang giới thiệu ân cầu đây là những người bản mình, người vùng mình. Họ hết sức gần gũi và thân thuộc. Đó là một cách gọi trìu mến cùng hô ngữ “con ơi” khiến lời thơ trở nên tha thiết trìu mến biết nhường nào.
“Người đồng mình” còn là những con người đáng yêu với những phẩm chất lao động: đan lờ-ken. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của họ được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp. Những nan nứa, nan tre dưới bàn tay tài hoa của người quê mình đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng tre, gỗ mà còn được “ken câu hát”.

gia-su-binh-thanh-chia-se-anh-me-va-con

Gia Sư Bình Thạnh chia sẻ ảnh mẹ và con gái

Nếu “người đồng mình” với những phẩm chất lao động cao quý đã cho con sự tài hoa thì thiên nhiên “đồng mình” cũng cho con những điều tốt đẹp:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.”
Gia Sư Bình Thạnh cho rằng hình ảnh “hoa” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên và cũng là biểu tượng cho những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất. Đó còn là những điều tốt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho con, làm nên sự cao đẹp của tâm hồn con.
Ôm đứa con thơ vào lòng, nhà thơ nói về kỉ niệm đẹp nhất, khởi đầu cho hạnh phúc gia đình:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”
Bằng nghệ thuật thơ tự do, hình ảnh thơ giàu tính hình tượng theo cách tư duy của người miền núi, phần đầu của bài thơ như muốn nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng và tình yêu thương nâng đỡ mà cha mẹ dành cho con. Qua đó ta thấy được sự thiêng liêng của tình cảm gia đình qua cách nhìn của tác giả, đầy hình tượng và cảm xúc.

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Cảm nhận về bài thơ Nói với con ngắn nhất

Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con

Liên hệ mở rộng bài Nói với con

Bài thơ Nói với con

Cảm nhận về khổ 1 bài thơ Nói với con

Mở bài Nói với con

Viết đoạn văn cảm nhận về bài Nói với con

Cảm nhận về bài thơ Nói với con khổ 2

Viết đoạn văn cảm nhận khổ đầu bài Nói với con

Dàn ý bài thơ Nói với con khổ 1

Cảm nhận khổ thơ cuối bài Nói với con

Cảm nhận bài thơ Nói với con

Nói với con liên hệ bài thơ nào

Cảm nhận khổ 2 bài Nói với con ngắn

Nói với con Y Phương

Nghị luận Nói với con

Pt khổ cuối bài Nói với con

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo