trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư dạy kèm ở Biên Hòa nói về cội nguồn mới mẻ từ bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Trung tâm gia sư ở Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng tìm về với Đất Nước là tìm về cội nguồn của dân tộc. Mở đầu đoạn trích "Đất Nước" của mình, Nguyễn Khoa Điềm đem đến cho người đọc những khám phá mởi mẻ về Đất Nước:

gia-su-day-kem-o-bien-hoa-chia-se-anh-vinh-ha-long

Gia sư dạy kèm ở Biên Hòa chia sẻ ảnh Vịnh Hạ Long

"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo  phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…"
Gia sư ở Biên Hòa cho rằng chỉ trong vòng vài dòng thơ ngắn ngủi, nhà thơ đã khái quát được toàn bộ cội nguồn của Đất Nước. Đất Nước thiêng liêng có quá trình hình thành lâu đời. Đoạn thơ với hàng loạt các cụm từ chỉ thời gian:” ngày xửa ngày xưa”; “đã có rồi” đã diễn tả sâu sắc nguồn gốc sâu xa, linh thiêng của tổ quốc. Cấu trúc câu thơ mang tính lý giải cho phép hình dung về quá trình hình thành và phát triển của Đất Nước:” Đất Nước có trong…”; “Đất Nước bắt đầu với…”; “Đất Nước lớn lên khi…”

gia-su-day-kem-o-bien-hoa-chia-se-anh-tre-trau-tren-dong
Đất Nước còn rất gần gũi, thân quen trong cuộc sống mỗi người dân đất Việt. Bằng những hình tượng nghệ thuật mang chất liệu dân gian, ông đã khắc tạc nên một đất nước vừa giản dị, thân quen, vừa bay bổng mỹ lệ đi sâu vào tâm hồn con người. Việt Nam hiện lên trong những sự thật nhỏ bé bình dị, đời thường: miếng trầu, cây tre, hạt gạo, cái kèo, cái cột…Đất Nước còn là nơi có những con người ruột thịt thân yêu: mẹ, bà, cha, dân mình…Không chỉ vậy, Đất Nước chính là những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của toàn dân tộc còn được lưu giữ đến ngày nay. Đó là những câu chuyện cổ tích bắt đầu bằng “ngày xửa ngày xưa”, là tục ăn trầu với “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Hạt gạo là đại diện cho cả một nên văn minh lúc nước bao đời. “Trồng tre” tiêu biểu cho truyền thống yêu nước chống giạc ngoại xâm từ thuở hồng hoang. “Gừng cay muối mặn” là tấm lòng nhân nghĩa, thủy chung của con người đất Việt dù thế nào cũng không thay lòng, đổi dạ.
“Tay nâng chém muối dĩa gừng
Gừng cây muối mặn xin đừng quên nhau.”
Dạy kèm Biên Hòa  còn nhận thấy lớn hơn nữa, Đất Nước còn bao chứa những giá trị văn hóa dân gian dân tộc, những câu tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích…Chính những điều tưởng chừng nhỏ bé, vụn vặt ấy đã làm nên con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Nó đã nuôi dưỡng mỗi chúng ta từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành.

gia-su-day-kem-o-bien-hoa-chia-se-canh-dep-viet-nam
“Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Của biết bao hạnh phúc có trên đời
Dẫu trải qua cay đắng ngọt bùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu.”
Và cũng bởi vì thế, tình yêu những điều giản dị đã kết tụ thành tình yêu nước lớn lao. Vì nói như nhà thơ I.Erenbua:” Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại dương Vonga. Con sông Vonga đi ra bể, lòng yêu nhà, yêu làng xóm, miền quê trở thành lòng yêu tổ quốc.”

 

HOA TIÊU


 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo