Gia Sư Biên Hòathấy rằng văn bản “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm mà nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1953 sau có chuyến đi dài tám tháng cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952, chứng kiến cuộc sống và con người miền núi đã tạo cho ông cảm hứng để hoàn thành văn bản. Trong truyện, đoạn trích Mị cởi trói cho A Phủ là đoạn trích bộc lộ rõ tâm lý của cả hai nhân vật này.
Mị và A Phủ là hai nhân vật chính, tập trung thể hiện tài năng và tấm lòng của Tô Hoài với người dân Mèo vùng núi Tây Bắc trước Cách mạng. Nếu Mị là nhân vật của tâm trạng, thì A Phủ là nhân vật của hành động. Cả hai nhân vật đều có chung một số phận là bị bắt về nhà thống lý Pá Tra để trả nợ, Mị phải trở thành “con dâu gạt nợ” vì cha mẹ không có tiền trả khi trót vay nặng lãi của cha con A Sử, còn A Phủ phải về làm “người ở gạt nợ” vì đi chăn bò nhưng để hổ bắt mất bò. Trong đoạn trích, A Phủ đang phải chịu trói ở chân cột để chờ chết thế mạng con bò, còn Mị đang ngồi trong nhà sưởi ấm nhìn ra ngoài.
“Những đêm mùa đông trên núi thường dài và buồn”, ở nhà Pá Tra, Mị chỉ biết làm bạn với ngọn lửa – ngọn lửa là thứ duy nhất là Mị có. Mỗi khi ngọn lửa bùng lên, Mị “nhìn sang thấy mắt A Phủ mở trừng trừng mới biết A Phủ còn sống” nhưng Mị lại “thản nhiên” tới mức “A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Có lẽ khát vọng sống của Mị đã bị vùi dập từ đêm tình mùa xuân nên đến lúc này, đau khổ nhiều khiến Mị càng trở nên vô cảm, bất cần.
Đêm nay Mị lại dậy thổi lửa, hơ tay, hơ lưng như thường lệ. A Phủ khóc, khóc vì bất lực, bất lực trước cái chết đang đến. Dòng nước mắt của người đàn ông mạnh mẽ nhất Hồng Ngài làm Mị không “thản nhiên” được nữa. Đầu tiên Mị cảm thấy thương cho bản thân, nếu cũng bị trói như thế thì Mị chỉ có con đường chết. Từ thương mình, Mị bắt đầu thương cho A Phủ, Mị nhận thấy sự vô lý vì “người kia việc gì phải chết thế”. Khi câu hỏi thể hiện sự bất công của người đàn bà bị ném vào bóng tối thì cùng là lúc mâu thuẫn tràn lên tới chóp đỉnh. Mị quyết định hành động.
“Mị rón rén bước lại, rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” để cởi trói cho A Phủ. Khi đã cắt hết dây thì Mị “hốt hoảng” vì sự việc diễn ra quá nhanh, bây giờ thì Mị đã phải đối diện trực tiếp với cái chết. Nhưng lúc này, khát vọng sống lại trỗi dậy, Mị quyết định đi trốn với A Phủ, “hai người lẳng lặng đỡ nhau lai chạy xuống núi”. Như vậy, cởi trói cho A Phủ tức là Mị cũng tự giải thoát cho mình khỏi tù đày. Hai người trở thành vợ chồng đến ở Phiềng Sa bắt đầu cuộc sống mới.
Gia Sư Ở Biên Hòa thấy rằng Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc và tình huống truyện hợp lý, Tô Hoài đã cho thấy tài năng nghệ thuật cũng như sự cảm thương sâu sắc cho những đồng bào dân tộc Mèo ở trước Cách mạng mà hiện thân là nhân vật Mị và A Phủ. Dù cho cuộc sống có đẩy họ đến bước đường cùng, gần như tước đoạt của nhiệt huyết sống và tâm hồn, họ vẫn mạnh mẽ vươn dậy, tỏa sáng như bông hoa sen thơm ngát giữa đầm. Vẻ đẹp của họ ở ngay chính tâm hồn, suy nghĩ và cách hành xử. Họ đơn giản và yêu đời mãnh liệt, mạnh mẽ nhưng cũng rất yếu mềm, khổ cực nhưng không từ bỏ khát khao được sống và được hạnh phúc.
Khơi dậy khát vọng sống của Mị và A Phủ trong đêm cởi trói, tác giả Tồ Hoài muốn thể hiện một thông điệp thẩm mĩ qua tác phẩm của riêng mình – “Vợ chồng A Phủ”: khát vọng được tồn tại, được sống và được hạnh phúc của con người là bất diệt, không một thế lực hay thách thức nào có thể dập tắt được nó. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo mới mẻ của văn học đương thời.
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả