Gia sư Biên Hòa cho rằng thời đại nào cũng vậy, xã hội nào cũng vậy, khi đất nước ngày càng phát triển thì nhu cầu chiêu mộ người hiền tài lại ngày một tăng cao. Ngày xưa người ta tuyển chọn hiền tài vào làm quan cho triều đình bằng con đường thi cử, các sĩ tử từ mọi miền của Tổ quốc cơm áo khăn gói lên kinh dự thi, họ ra đi mang nhiều ước mơ, hoài bão, mong muốn đỗ đạt để làm rạng danh gia đình, dòng họ, quê hương, cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, và cũng vì món nợ làm trai, làm trai ở đời phải có công danh, sự nghiệp. Thế nhưng thi cử trong thơ Nguyễn Khuyến lại mang một sắc thái khác, một sắc thái ngược lại với những ước mơ tốt đẹp đó, mang đến cho người đọc một nụ cười chua xót, đau đớn.
Gia sư Biên Hòa chia sẻ ảnh sĩ tử ôn bài thi
Chúng ta sẽ đến với một bài thơ nổi bật nói về những quan liêu trong thi cử thời ấy, đó là bài thơ “Vịnh tiến sĩ giấy”:
“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh thế mới hời
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”
Hồi trước, dân ta vốn hiếu học, lại muốn cổ vũ, động viên con trẻ phải ý thức được việc học hành ngay từ nhỏ, thế nên thường làm những ông tiến sĩ bằng giấy, nhìn mới oai phong làm sao. Thế nhưng tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến sao mà rẻ rúng, nó mất đi cái phong vị đẹp đẽ vốn có của một ông tiến sĩ giấy. bởi giờ đây, triều đình đã bị ngoại quốc thao túng, thế nên việc thi cử chỉ để qua mắt thiên hạ, chỉ để làm thú vui cho những kẻ cướp nước và những kẻ bán nước mà thôi.
Công danh giờ đây rẻ bèo lắm, ai có tiền thì người ấy có quyền, chứ chẳng kể gì ai giỏi ai kém. Lên được cáu ngữ Tiến sĩ thì vênh mặt bảnh chọe, thật nực cười cho một triều đình thối nát, một xã hội đang dần bị đẩy đến bước đường cùng, vậy có hay không hy vọng cho những sĩ tử nghèo mà có tài? Sĩ tử nghèo mà có đức? thật oan ức, thiệt thòi cho họ biết bao.
Hay như bài thơ “Tặng đốc học Hà Nam”, cũng tham lam, cũng giả dối, cũng đậu như ai kia, thế nhưng là nhờ có tiền bạc lót đường để ông đi, nhà nước bị quân xâm lược điều khiển, chỉ còn cách làm theo những lời chúng bảo mà thôi.
Trung tâm gia sư Biên Hòa nhận thấy rằng thi cử trong thơ Nguyễn Khuyến dần dà đã vạch ra được bộ mặt xấu xa của quân xâm lược và sự nhu nhược hèn yếu của triều đình thời bấy giờ, khiến cho thi cử mất đi vẻ đẹp và giá trị dân tộc vốn có của nó, ông đau xót những ước mơ, hy vọng chính đáng của con người.
Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả