Nội dung
Gia sư Minh Trí Biên Hòa cho rằng có ai từng một lần đặt chân đến vùng gió Lào, cát trắng Quảng Bình, đến đây mà nghe những điệu hò khoan, chèo cạn, đến thưởng thức cái vị mặn của biển, của gió, của cát, đến để cảm cái tình người miền Trung chân chất quanh năm một nắng hai sương, đến với những cảnh đẹp tuy đơn sơ mà độc nhất vô nhị, ai chưa đến trong lòng háo hức muốn đến một lần, những ai đến rồi bước chân bịn rịn không nỡ rời đi. Nguyễn Khuyến cũng là người đã từng đi qua đất Quảng Bình, ông cũng dành cho mảnh đất được ví như đòn gánh hai miền đất nước này nhiều tình cảm, có thể nói ông yêu quý cảnh vật, thiên nhiên nơi đây, cái hiu quạnh, vắng vẻ nơi đây cũng là một nét rất riêng, chỉ có ở Quảng Bình.
Theo vị trí địa lý, nếu đi từ Hà Nội vào sẽ qua Lý Hòa trước, ta sẽ cùng xem cảnh vật nơi đây qua bài thơ “Quá Lý Hòa” của Nguyễn Khuyến:
“ Ngoạn tước tân phong nguyệt cửu đường
Hải thành nhất vọng chính thương thương
Đông tây thủy sắc liên thiên bích
Nhật dạ đào thanh đáo ngạn trường
Kha hạm quá thời như nhất diệp
Vân yến tận xứ thị thùy hương?
Hữu nhân vị tất bất như ngã
Diểu kiểu kiêm hà các nhất phương”
Dịch nghĩa:
“Núi non chững lại, dứt đầm ao
Vời vợi trông tranh ngắt một màu
Trên dưới nước liền trời biêng biếc
Đêm ngày bờ gọi sóng xôn xao
Nom như mảnh lá con thuyền đó
Trông dứt làn mây xứ sở nào
Có ai đấy cũng như ta vậy
Cũng mỗi phương trời cũng bãi lau”
Thiên nhiên Lý Hòa hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến như một bức tranh mang những gam màu xanh mát, xanh của biển, xanh của trời, xanh của núi rừng, Lý Hòa là vùng quê ven biển, nên đi trên đường chính ta cũng có thể thấy được biển xanh cát vàng, sóng dịu dàng vỗ làm yên lòng người xứ lạ. Cả bài thơ đều tả cảnh thực, mỗi hai câu cuối bài lồng ghép chút cảm xúc của tác giả vào, là cảm xúc miên man, vô định, là niềm nhớ, nỗi cô đơn khôn nguôi.
Qua Lý Hòa sẽ đến Quảng Bình quan, danh thắng này cũng được Nguyễn Khuyến nhắc vào thơ của mình bằng một tình cảm chân thật, cũng là tả cảnh thực và cũng mang dáng dấp suy nghĩ của tác giả ở hai câu kết bài,cũng là màu xanh ấy, nhưng lại là màu xanh của lá liễu, của vịnh xanh, của nương mây, của trường thành cổ kính.
Gia sư Biên Hòa Đồng Nai nhận thấy đọc vào thơ Nguyễn Khuyến, ta có thể thấy được tác giả dành nhiều tình cảm cho mảnh đất này, phải chăng tác giả cũng như bao người vãng khách, một nửa hồn đã ở lại trên mảnh đất thiêng liêng này?