trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Trung tâm gia sư ở Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng Quang Dũng là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam.

Tên tuổi của Quang Dũng có lẽ gắn liền với bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ ra đời năm 1948 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, in trong tập “Mây đầu ô”. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của ông, vừa mang đậm nét hào hùng vừa pha chất bi tráng lãng mạn – nét đẹp độc đáo và tiêu biểu cho phong cách sáng tạo nghệ thuật của nhà nghệ sĩ Quang Dũng.
gia-su-o-bien-hoa-chia-se-anh-thien-nhien-tay-bac
“Tây Tiến” là bài thơ cảm động lòng người thể hiện nỗi nhớ nhung da diết, triền miên của tác giả Quang Dũng về cuộc sống chiến đấu gian khổ hào hùng của những người lính Tây Tiến, qua đó ngợi ca phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nước, giàu lòng hi sinh của những người chiến sĩ thuở xưa. Bao trùm nỗi nhớ ấy là hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội đến khác thường và hình tượng người lính hiện lên với những chặng đường hành quân gian khổ nhưng sâu nặng nghĩa tình quân dân. Điệp từ nhớ được nhắc lại nhiều lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. Bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn với những nét vẽ gân guốc, nhà thơ Quang Dũng đã khéo dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên hoành tráng. 
Gia sư ở Biên Hòa cho rằng nỗi nhớ trong “Tây Tiến” còn là nhớ về những cảnh sinh hoạt của người lính với đêm liên hoan văn nghệ, vẻ đẹp của sông nước Tây Bắc vào những buổi chiều sương bảng lảng, mơ hồ. Tất cả là hiện thực cuộc sống nhưng lại vô cùng huyền ảo được khám phá qua lăng kính đầy nghệ thuật của người nghệ sĩ Quang Dũng. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật một cách hài hòa với những nét vẽ mềm mại, tinh tế, tạo nên bức tranh lụa mượt mà. Cảm xúc lãng mạn thể hiện qua việc hướng tới những màu sắc có tính chất xứ lạ phương xa như man điệu, nhạc về Viên Chăn… Họ thật sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ trước những điệu múa của người dân tộc. Họ thực sự thích thú trước âm thanh tiếng khèn gửi về những miền đất xa xôi. Những người lính vốn xuất thân từ học sinh, sinh viên đâu chỉ mang theo cuộc đời người lính những vũ khí, những sung ống, gươm đao,… mà còn mang cả những nhu cầu văn hoá tinh thần. Họ tổ chức những đêm liên hoan văn nghệ. Họ ngất ngây trong âm thanh của tiếng khèn, họ biết thưởng thức những vũ điệu của người dân tộc. Hình ảnh những cô gái Tây Bắc, nghệ thuật múa, nghệ thuật âm nhạc đã xây nên bao hồn thơ ở những người lính Tây Tiến. Có thể nói người lính hành quân trong gian khổ nhưng tâm hồn lúc nào cũng luôn lạc quan, yêu đời. Đó là phẩm chất cao đẹp và đáng có mà chúng ta luôn nhớ tới khi nhắc đến những người lính đã anh dũng sẵn sàng xả thân vì nước, vì dân. Khó khăn không thể làm họ khuất phục mà đã trở thành môi trường để người lính tôi luyện tinh thần để càng ngày càng trở nên mạnh mẽ, tráng kiện và trưởng thành hơn nữa. 
gia-su-o-bien-hoa-dong-nai-chia-se-anh-thien-nhien-tay-bac

Dạy kèm Biên Hòa thấy rằng sự dữ dội của núi rừng cũng vắt kiệt sức lực của con người, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực.

Ông miêu tả một cách rất cụ thể và rõ ràng: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân gian khổ ấy đã có người ngã xuống vì kiệt sức, vì bệnh tật, vì ốm đau, vì gian khổ hoành hành... Người lính ra đi mà như đi vào giấc ngủ ngàn thu bởi họ đã khoác lên mình đôi cánh của lý tưởng cao đẹp hơn bao giờ hết: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Mọi khó khăn gian khổ rồi cũng bị đẩy lùi mà thay vào đó là niềm lạc quan và tình thơ đong đầy.
Tây Tiến đã để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến. Bởi bài thơ là sự kết hợp hài hòa của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, là dòng hồi ức gian khổ mà oai hùng của dân tộc. Quả thật mà nói, khó có thể tìm được một bài thơ Tây Tiến thứ hai nào tuyệt vời như thế này.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến học sinh giỏi

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến khổ 1

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến khổ 2

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến khổ 3

Ai là người bày tỏ cảm xúc trong bài thơ Tây Tiến

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến khổ 4

Dàn ý cảm nhận bài thơ Tây Tiến

Kết bài cảm nhận bài thơ Tây Tiến

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo